Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bài Toán Ngành Thức Ăn Chăn Nuôi

Bài Toán Ngành Thức Ăn Chăn Nuôi
Ngày đăng: 07/09/2013

Trước tình trạng hầu hết nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu khiến giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) tăng phi mã, các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên liệu như thóc, gạo, sắn… thay thế để giảm chi phí đầu vào.

Trong khi đó, để tự "cứu", một số trang trại (TT) chăn nuôi đã tự phối trộn thức ăn nhưng không hiệu quả bởi mức độ dinh dưỡng không phù hợp cho vật nuôi và một số nguyên liệu thay thế có giá cao hơn so với thức ăn của các công ty.

Muốn thay đổi nhưng khó khăn

Theo Hiệp hội TĂCN Việt Nam, trung bình một năm cả nước sản xuất được 15,3 triệu tấn thức ăn gia súc, gia cầm (GSGC) và thủy sản. Hiện, cả nước có trên 200 doanh nghiệp (DN) sản xuất thức ăn với 57 nhà máy nhưng DN nước ngoài chiếm thị phần tới 60-70%. Trong khi đó, các DN trong nước ngày một lép vế. Hiện, đã có 40 DN/200 DN phá sản và chỉ có 30 DN sản xuất được 200 nghìn tấn thức ăn/năm, còn lại chỉ sản xuất được 5-10 tấn/năm.

Chủ tịch Hiệp hội TĂCN Lê Bá Lịch cho biết, để cứu ngành sản xuất TĂCN trong nước, các nhà khoa học đã nghiên cứu đưa vào một số nguyên liệu như thóc, gạo… để thay thế nguyên liệu nhập khẩu ngô, lúa mỳ… nhưng thực tế khi triển khai ở các TT chăn nuôi, hiệu quả không cao. Thậm chí, giá thành phẩm của một số nguyên liệu còn cao hơn so với thức ăn đậm đặc của các DN nước ngoài.

Theo ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT), về việc một số TT chăn nuôi lớn trên địa bàn thành phố đã tìm cách tự phối trộn thức ăn để giảm chi phí đầu vào, do không có kinh phí đầu tư công nghệ nên đa số chỉ làm với quy mô nhỏ lẻ, chế độ dinh dưỡng không cao, chỉ áp dụng cho vật nuôi gần đến kỳ xuất chuồng cần hàm lượng dinh dưỡng thấp. Riêng nuôi con giống và vật nuôi nhỏ thì không thể chỉ sử dụng thức ăn tự phối trộn bởi không đủ dinh dưỡng, vật nuôi sẽ tăng trưởng chậm.

Anh Nguyễn Văn Hải - chủ TT chăn nuôi GSGC ở xã Hữu Văn (Chương Mỹ), cho biết hiện TT nuôi khoảng 5 vạn con gà, 3.000 lợn thịt. Hơn một năm nay, giá thực phẩm xuống thấp, giá TĂCN lại tăng với tốc độ phi mã nên TT đã tìm cách mua các nguyên liệu như ngô, cám gạo, đầu cá… ở trong dân về tự trộn bằng tay.

Nhìn chung, cách này giúp giá rẻ hơn 1.000-2.000 đồng/kg so với thức ăn mua của các công ty nhưng hàm lượng dinh dưỡng thấp, chỉ dùng cho nuôi lợn sắp xuất chuồng, còn lợn mới nhập đàn phải dùng cám của các công ty sản xuất TĂCN mới bảo đảm dinh dưỡng. Vì vậy, nhiều thời điểm, dù biết bị DN nước ngoài làm giá nhưng TT vẫn buộc phải mua cám của họ.

Hỗ trợ hay vẫn nhập khẩu?

Theo các chuyên gia, muốn dùng nguyên liệu trong nước làm thức ăn chăn nuôi thay vì nhập khẩu, cần tăng cường mối liên doanh, liên kết giữa nhà máy sản xuất TĂCN và người nông dân để bảo đảm bao tiêu sản phẩm. Bằng cách này, DN có thể trực tiếp bán TĂCN cho nông dân mà không cần qua các khâu trung gian, như vậy giá thành sẽ giảm hơn.

Ông Lê Bá Lịch cho rằng, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng trồng nguyên liệu, Bộ NN&PTNT cũng nghiên cứu chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng ngô để phục vụ cho ngành sản xuất TĂCN.

Cơ quan nghiên cứu của các bộ cần nghiên cứu các loại thức ăn phụ gia, vitamin để sản xuất trong nước, tiến tới không còn tình trạng mua nguyên liệu TĂCN của nước ngoài 100%. "Nếu không có những chính sách hỗ trợ các DN sản xuất thức ăn trong nước và người nông dân để họ tự chủ động nguyên liệu tại chỗ thì đến vài chục năm nữa, Việt Nam vẫn phải đi nhập khẩu TĂCN" - ông Lịch nhận định!

Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, hiện các chủ TT chăn nuôi tự phối trộn thức ăn để giảm chi phí đầu vào nhưng số lượng không nhiều vì chăn nuôi trong nước đa phần nhỏ lẻ nên các hộ không có kinh phí để đầu tư máy móc, công nghệ.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, bên cạnh việc hỗ trợ một phần vốn để mua trang thiết bị, các hộ chăn nuôi cần được tập huấn kỹ thuật để sản xuất ra thức ăn bảo đảm dinh dưỡng… Về lâu dài, việc sử dụng TĂCN của các công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn nên Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các DN trong nước về vốn để duy trì sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Nhập Khẩu 700 Cặp Tôm Bố Mẹ Thẻ Chân Trắng Ở Bạc Liêu Nhập Khẩu 700 Cặp Tôm Bố Mẹ Thẻ Chân Trắng Ở Bạc Liêu

Từ ngày 15 - 20/11/2012, DNTN tôm giống Dương Hùng (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) sẽ nhập khẩu 700 cặp tôm bố mẹ chân trắng từ đảo Hawaii của Mỹ. Mỗi cặp trị giá gần 3 triệu đồng.

19/11/2012
Xuống Giống Tập Trung Né Rầy Trên Lúa Vụ Thu Đông Xuống Giống Tập Trung Né Rầy Trên Lúa Vụ Thu Đông

Theo đó, sau khi thu hoạch lúa hè thu, nông dân tiến hành làm đất sớm, vệ sinh đồng ruộng thật kỹ. Đồng thời, tập trung xuống giống né rầy 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 1 đến 8-8 (nhằm ngày 25-6 đến 2-7 âm lịch); đợt 2 từ ngày 22 đến 31-8 (nhằm ngày 16 đến 25-7 âm lịch).

03/08/2013
Khóc Ròng Vì Cá Điêu Hồng Chết Đột Ngột Ở Đồng Tháp Khóc Ròng Vì Cá Điêu Hồng Chết Đột Ngột Ở Đồng Tháp

Gần 1 tuần nay, ở Đồng Tháp, nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Đốc Binh Vàng, đoạn từ ấp Nam, xã Tân Thạnh đến cồn Phú Mỹ, thị trấn Thanh Bình đang rất hoang mang trước tình trạng cá điêu hồng bị chết một cách bất thường, gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân.

21/11/2012
Trồng Cà Tím Giống Mới Lãi 200 Triệu Đồng/ha Trồng Cà Tím Giống Mới Lãi 200 Triệu Đồng/ha

Thời gian gần đây, cà tím giống mới của Thái Lan VIOLET KING 252 cho năng suất cao, được bà con nông dân ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, trồng khá phổ biến. Nhờ trồng loại cây này nhiều gia đình đã giàu lên, tiêu biểu là hộ anh Bùi Đình Tuấn, hiện ở khu phố 4, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, với diện tích 3 ha trồng cà tím, thu nhập 600 triệu đồng.

23/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Nhện Ở Bình Dương Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Nhện Ở Bình Dương

Nhắc đến tên của loài rắn này, không ít người nghĩ rằng đây là loài rắn độc, rất khó gần chứ nói gì đến việc thuần chủng, nuôi nhốt. Vậy mà hiện tại, nhiều hộ dân ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát (Bình Dương) đã chọn nuôi bởi lợi nhuận rất cao. Tính trung bình, người nuôi lãi ròng khoảng 1 triệu đồng/con/năm.

26/11/2012