Bạc Liêu hướng đến trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước
Ngày 2/2, tại huyện Đông Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và Tập đoàn Growmax tổ chức lễ thu hoạch tôm đợt đầu tiên của Khu phức hợp ngành tôm công nghệ cao Growmax Bạc Liêu. Đây là một trong những khu phức hợp tôm công nghệ cao được tỉnh Bạc Liêu kỳ vọng sẽ góp phần sớm đưa tỉnh trở thành ‘thủ phủ’ ngành tôm của cả nước.
Khu phức hợp ngành tôm công nghệ cao Growmax Bạc Liêu, thuộc Tập đoàn Growmax được thành lập và đi vào hoạt động gần 7 tháng qua, với diện tích khoảng 200 ha, thuộc địa bàn xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).
Qua khoảng 100 ngày thả nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao, khép kín, tuần hoàn nước, sử dụng con giống, chế phẩm, thức ăn nuôi tôm do tập đoàn sản xuất, đến nay trong kỳ thu hoạch đầu tiên tôm đạt trọng lượng khoảng 21 con/kg.
Theo lãnh đạo Khu phức hợp ngành tôm công nghệ cao Growmax Bạc Liêu, tập đoàn đang tiến hành các thủ tục để triển khai các hạng mục công trình dự án như: khu nuôi tôm công nghệ cao khép kín, tuần hoàn nước với quy mô khoảng 500 ao nuôi; xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn tôm quy mô 230 nghìn tấn/năm và xây dựng khu sản xuất tôm giống với số lượng 3 tỷ con giống/năm… không chỉ phục vụ cho tỉnh Bạc Liêu mà còn hướng đến thị trường các tỉnh lân cận như Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng.
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và đại diện đơn vị cùng tham dự lễ thu hoạch tôm đợt đầu tiên của khu phức hợp ngành tôm công nghệ cao Growmax.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao và chúc mừng những kết quả bước đầu của Khu phức hợp ngành tôm công nghệ cao Growmax Bạc Liêu, Tập đoàn Growmax; đồng thời, cho rằng tỉnh Bạc Liêu được Chính phủ giao hướng đến xây dựng tỉnh trở thành thủ phủ ngành tôm.
Thời gian qua tỉnh đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người nuôi tôm phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, nhất là các khu vực đã được quy hoạch, qua đó ưu tiên cho các mô hình theo công nghệ tiên tiến, khép kín, tuần hoàn nước, bảo vệ môi trường, như mô hình mà Tập Đoàn Growmax đang triển khai thực hiện.
Chủ tịch UBND tỉnh cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư; trong đó có Tập đoàn Growmax triển khai dự án nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, với phương châm: “Việc gì dễ dành cho doanh nghiệp, việc gì khó dành cho nhà nước”.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết, trong năm 2023, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Bạc Liêu cán mốc 1 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 17,21% so với năm 2022; trong đó, tôm đông ước đạt 973,6 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 17,26% so cùng kỳ. Tỉnh Bạc Liêu đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 1,7 tỷ USD.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, tỉnh Bạc Liêu có 3 mặt hàng xuất khẩu chính là tôm, gạo và muối. Theo đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm, chiếm trên 95% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 48 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, với dây chuyền thiết bị hiện đại và công suất chế biến thiết kế khoảng 294.000 tấn/năm. Các sản phẩm tôm đã được chế biến đạt tiêu chuẩn và thâm nhập vào các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều thị trường khác trên thế giới.
Cũng trong năm 2023, Nhà máy chế biến thủy sản Việt Úc đã hoàn thành và đưa vào khai thác bước đầu xuất khẩu được 46 tấn tôm sang thị trường Hàn Quốc và hiện đang tiếp tục tìm đơn hàng mới.
Với mục tiêu xây dựng Bạc Liêu sớm trở thành “Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước” hướng đến tạo thương hiệu “tôm sạch Bạc Liêu” và để thực hiện thành công nâng cao, phát triển chuỗi giá trị ngành tôm Bạc Liêu trong thời gian tới, tỉnh Bạc Liêu xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chính của tỉnh, khuyến khích phát triển hình thức nuôi công nghệ cao mô hình nông hộ.
Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng để xây dựng thương hiệu cho từng mặt hàng. Đặc biệt là xây dựng và thực hiện tốt các chương trình giám sát dịch bệnh, vùng giám sát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Oxy hoà tan cao
- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt
- Ưu điểm:
+ Tiêu thụ điện năng thấp
+ Tiêu chuẩn ISO-9001
+ Chất lượng vượt trội
- Ứng dụng:
+ Nuôi tôm thâm canh
+ Nuôi tôm trong nhà
+ Hệ thống ương nuôi tôm
Có thể bạn quan tâm
Trong điều kiện nuôi tôm trên cát thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ, ngành nông nghiệp đang hướng người dân chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao.
Để xuống giống tôm nước lợ đạt hiệu quả, ứng phó với hạn mặn và thời tiết bất lợi, Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng đã ban hành khung lịch thời vụ thả giống năm 2024.
Trong bối cảnh cơ hội đi kèm thách thức, ngành tôm Việt trong năm 2024 cần đẩy mạnh chế biến hàng giá trị gia tăng, tập trung vào khâu nuôi nhiều hơn.