Bắc Giang sớm nghiệm thu

Ông La Văn Hoạt bên hầm biogas mới được xây dựng
Đến nay, tỉnh đã tiến hành giải ngân hỗ trợ 1.040 công trình (biogas) trên tổng số 1.230 công trình đã đăng ký và xây dựng trong 9 tháng đầu năm 2015.
Theo báo cáo của BQL dự án LCASP Bắc Giang, dự án đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của BQL dự án LCASP Trung ương, UBND tỉnh, Sở NN-PTNT và đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ tham gia của đông đảo nhân dân.
Đến cuối tháng 10/2015, toàn tỉnh đã xây, lắp được 2.000 công trình biogas, trong đó có 256 công trình làm bằng chất liệu composite, nghiệm thu 1.447 công trình, hoàn thành 94% kế hoạch.
Huyện Hiệp Hoà là đơn vị đạt số công trình cao nhất với 290 công trình được xây, lắp (đã nghiệm thu được 240 công trình).
Về triển khai nguồn vốn giải ngân, BQL dự án tiếp tục phối hợp với Ngân hàng NN-PTNT tỉnh tuyên truyền, nắm bắt nhu cầu vay vốn xây dựng công trình.
Đến nay đã giải ngân cho các hộ có nhu cầu vay vốn là 1,5 tỷ đồng.
Ông La Văn Hoạt, thôn Danh Thượng, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hoà vui vẻ khoe với chúng tôi về những chiếc hầm khí biogas của gia đình.
Với 3 hầm khí sinh học, lượng khí sinh ra gia đình dùng không hết còn nhờ bà con xung quanh... dùng đỡ.
Bắc Giang còn xây dựng các hoạt động chuyên đề phát sóng trên Đài PT-TH tỉnh nhằm tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của dự án tới đông đảo người dân.
Mặc dù đã đạt được những thành công đáng kể.
Song công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ dự án của kỹ thuật viên một số huyện còn chưa nhịp nhàng; cán bộ thuộc BQL dự án tỉnh được phân công phụ trách huyện còn chưa sâu sát trong việc đôn đốc, nhắc nhở thực hiện nhiệm vụ khiến cho việc nắm bắt thông tin, báo cáo tháng, quý chưa đảm bảo; việc hoàn thiện hồ sơ dự án để chuyển tiền hỗ trợ cho người dân còn chậm.
Hiện nay, BQL dự án đang tiến hành tập huấn cho thêm 900 công trình mới được bổ sung đợt 2 năm 2015 (3 tháng cuối năm) để phấn đấu hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu trước ngày 1/12/2015.
Tỉnh cũng đã gửi hồ sơ đăng kí xây dựng mô hình trình diễn cho BQL dự án LCASP Trung ương và đang chờ kết quả đánh giá, lựa chọn mô hình.
Với những thành công đạt được từ khi bắt đầu triển khai dự án, BQL dự án LCASP Bắc Giang cũng đã gửi Công văn đề nghị BQL dự án LCASP Trung ương phân bổ thêm 2.000 công trình khí sinh học quy mô nhỏ để triển khai thực hiện trong năm 2016 nhằm đáp ứng nhu cầu của các hộ chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 31/7/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới. Dự hội nghị có các đồng chí đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT; phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị và trên 20 hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh.

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...