Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Axit hữu cơ giúp cá khỏe mạnh hơn

Axit hữu cơ giúp cá khỏe mạnh hơn
Tác giả: Mi Lan (Theo Advocate)
Ngày đăng: 21/08/2019

Khi rủi ro dịch bệnh luôn thường trực, axit hữu cơ trở thành giải pháp cứu cánh cho nhiều nông dân nuôi trồng thủy sản nhờ cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng hấp thu dinh dưỡng bằng cách ức chế mầm bệnh và nâng cao khả năng kháng bệnh mà không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng.

Hiểm họa kháng thuốc

Vi khuẩn có thể sống rất khỏe trong môi trường ao nuôi thủy sản, đặc biệt khi nhiệt độ nước tăng hoặc khi hệ thống nuôi mất cân bằng. Những vi khuẩn này có thể gây ra nhiều tổn thất kinh tế nghiêm trọng. Vi khuẩn từ các chi Aeromonas, Edwardsiella, Pseudomonas, Streptococcus, Vibrio và Yersinia có thể gây bệnh cho vật nuôi thủy sản.

Có nhiều cách để kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh do vi khuẩn gây ra trong nuôi trồng thủy sản; một trong những biện pháp phổ biến nhất là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, nhận thức của người tiêu dùng về tác hại từ kháng sinh ngày càng tăng cao đã tạo ra làn sóng phản đối kịch liệt sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, nhiều sản phẩm thủy sản nuôi chứa dư lượng kháng sinh đã bị cấm bán tại nhiều thị trường xuất khẩu. Gia tăng sử dụng kháng sinh dẫn đến sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh và lây gen kháng thuốc giữa các loại vi khuẩn khác nhau. Sự xuất hiện của vi khuẩn kháng thuốc đã tác động tiêu cực không chỉ trong ngành nuôi trồng thủy sản mà cả sức khỏe con người.

Vì vậy, tìm ra các chất thay thế kháng sinh, thân thiện môi trường trở thành nhiệm vụ cấp bách hơn. Các chất kháng khuẩn như axit hữu cơ hay chiết xuất thực vật đang được sử dụng phổ biến nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, những giải pháp khác như thành tế bào nấm men cũng có thể ngăn chặn dịch bệnh bằng cách cải thiện hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cá trong khi đó vaccine chỉ cải thiện hệ thống miễn dịch đáp ứng.

Kiểm soát mầm bệnh

Axit hữu cơ và các muối của chúng có vai trò quan trọng trong ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh với tỷ lệ thành công rất cao. Đơn cử, chế độ ăn bổ sung các muối hữu cơ như propionate và butyrate đã cải thiện hình thái ruột của cá rô phi sông Nile trong trường hợp thiếu ôxy huyết và giảm các triệu chứng viêm ruột (ở chế độ ăn chứa nhiều đậu tương). Tương tự, các nhà khoa học cũng đã chứng minh được hiệu ứng kháng khuẩn cực mạnh của axit hữu cơ trong điều kiện thách thức với vi khuẩn gây bệnh Streptococcus agalactiae và có tiềm năng rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng, hấp thu dinh dưỡng và kháng lại dịch bệnh ở cá rô phi.

Khi những hiệu lực của axit hữu cơ lên vi khuẩn gây bệnh chưa được nghiên cứu rõ ràng, thì một điều không thể phủ nhận các axit hữu cơ đều có khả năng kìm hãm vi khuẩn tùy thuộc vào tình trạng sinh lý của các cơ quan và các đặc tính lý hóa của môi trường. Các axit hữu cơ không phân tách là những chất ưa béo (lipophilic) và có thể dễ dàng đi qua màng tế bào của vi khuẩn. Khi đã vào bên trong tế bào, nơi có độ pH luôn cân bằng hơn môi trường bên ngoài, axit hữu cơ phân tách trong các anion và proton.

Thông thường, các axit hữu cơ làm giảm pH của môi trường xung quanh, làm cho vi khuẩn có hại không thể tồn tại được. Đối với axit hữu cơ đóng vai trò giảm độ pH dạ dày, có nghĩa là nó sẽ hỗ trợ hoặc thay thế acid hydrochloric tự nhiên tiết ra từ dạ dày, hay nói cách khác chúng ta cần các axit mạnh hơn phân tách (phân ly) diễn ra trong môi trường dạ dày.

Các nhà khoa học đã nuôi cấy nhiều loại mầm bệnh trong môi trường sinh trưởng có bổ sung hoặc không bổ sung axit hữu cơ Biotronic® Top3 từ BIOMIN. Mầm bệnh được lựa chọn dựa trên quy mô lây lan bệnh và mức độ tổn thất kinh tế trong nuôi trồng thủy sản, gồm Aeromonas spp., Edwardsiella sp., Pseudomonas sp., Streptococcus sp., Vibrio spp. và Yersinia sp. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy Biotronic® Top3 có khả năng làm suy yếu tộc độ tăng trưởng của tất cả các loại mầm bệnh một cách hiệu quả (hình 1). Axit hữu  cơ này được đánh giá là một công cụ hữu hiệu để chống lại mầm bệnh gram âm, mặc dù khả năng ức chế Streptococcus cũng được ghi nhận.

Lựa chọn giải pháp khoa học

Thị trường axit hữu cơ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản rất rộng lớn và lựa chọn một giải pháp đúng nên dựa vào những công trình đã được khoa học công nhận. Điều quan trọng, sản phẩm phải được thẩm định thông qua cả hai mô hình thử nghiệm in vitro và in vivo.

Trong một nghiên cứu in vivo, cá hồi vân sạch bệnh (SPF) được chia thành 2 nhóm và cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn công nghiệp bổ sung Biotronic® Top3. Sau 25 tuần, cá được phơi nhiễm vi khuẩn Aeromonas salmonicida bằng các phương pháp nhân tạo gồm tiêm vào màng bụng, ngâm trong vi khuẩn và sống cùng vi khuẩn.

Nhằm mục đích kiểm soát chất lượng, cá ở cả hai nghiệm thức đều được nhiễm bệnh để quan sát tỷ lệ chết. Khi cá được lây nhiễm bệnh, tỷ lệ sống mới được tính toán. Ở bể đối chứng, hiện tượng cá chết xuất hiện ngay chứng tỏ tính độc hại của mầm bệnh; ở nghiệm thức bổ sung axit hữu cơ, cá chết chậm hơn rất nhiều chứng tỏ tác động của mầm bệnh đang được ức chế dần.

Điều này giúp mang lại lợi ích cho người nuôi cá vì họ có thể nhận dạng và xử lý dịch bệnh trước khi xảy ra tổn thất nghiêm trọng. Sau 35 ngày thử thách, cá được bổ sung axit hữu cơ đạt tỷ lệ sống 80% trong khi nhóm đối chứng chỉ 60%. Ngoài ra, cá hồi vân được bổ sung axit hữu cơ đạt tỷ lệ sống 70%, trội hơn hẳn nhóm không bổ sung axit hữu cơ khi được thử thách với mầm bệnh qua đường tiêm vào màng bụng.


Có thể bạn quan tâm

Xem xét việc sử dụng các loại tinh dầu trong nuôi trồng thủy sản khá phức tạp Xem xét việc sử dụng các loại tinh dầu trong nuôi trồng thủy sản khá phức tạp

Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng các loại tinh dầu có thể được sử dụng thành công như các loại thuốc gây mê, thuốc chống vi trùng và chất chống oxy hóa

20/08/2019
Hiệu quả nuôi cá lồng tại hồ chứa nước Hội Sơn Hiệu quả nuôi cá lồng tại hồ chứa nước Hội Sơn

Tận dụng mặt nước trong hồ chứa nước Hội Sơn, thời gian qua, xã Cát Sơn, huyện Phù Cát (Bình Định) đã khuyến khích người dân đầu tư nuôi cá lồng bè tại hồ chứa

21/08/2019
Mô hình sinh lợi mùa lũ: Nuôi cua đồng tại huyện An Phú Mô hình sinh lợi mùa lũ: Nuôi cua đồng tại huyện An Phú

Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cua đồng trên thị trường, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh ngày càng lớn, góp phần tạo nguồn thu nhập khá cao cho người nuôi cua đồng

21/08/2019