Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Anh Mạch Khéo Nuôi Trồng

Anh Mạch Khéo Nuôi Trồng
Ngày đăng: 18/03/2014

Từ nuôi lợn, trồng chè, anh Nguyễn Văn Mạch (thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) năm nào cũng thu về 70-80 triệu đồng.

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Mạch vừa lúc anh xuất bán hơn 10 con lợn trong đàn. Không giấu được niềm vui, anh tâm sự: “Gia đình tôi là một trong những hộ nằm trong dự án di dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang về thôn Đoàn Kết sinh sống từ những năm 2007. Ban đầu về đây, tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chỉ sau mấy năm, cuộc sống của gia đình tôi đã ổn định với đàn lợn”.

Được Hội nông dân (ND) xã hỗ trợ con giống, vốn, anh Mạch dành hơn 1.000m2 đất ở của gia đình để chăn nuôi lợn. Để chăn nuôi đạt hiệu quả, anh dành nhiều thời gian học hỏi kinh nghiệm từ bà con trong và ngoài xã. Có chút kỹ thuật cộng với việc chăm sóc tốt nên đàn lợn của anh lớn nhanh và cho năng suất cao. Thấy chăn nuôi thuận lợi, anh đầu tư phát triển đàn lợn có lúc lên đến 20-30 con.

“Nuôi lợn, quan trọng nhất là khâu tiêm phòng và cho ăn đúng thời điểm” - anh Mạch chia sẻ. Nhờ tuân thủ quy trình chăm sóc, phòng bệnh, mỗi năm anh xuất chuồng 3 lứa lợn, mỗi lứa 6 tấn. Trừ chi phí, mỗi năm anh bỏ túi 60 triệu đồng. Khâu đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi được anh rất chú ý. Anh xây hầm biogas tận dụng chất thải của đàn lợn để đun nấu và cung cấp điện thắp sáng. 

Cùng với nuôi lợn, vợ chồng anh Mạch còn trồng hơn 5 sào chè, mỗi năm cũng có thêm khoản thu nhập hơn 10 triệu đồng. Ấy vậy mà anh vẫn còn thời gian đi làm công nhân Nhà máy Chè Mỹ Lâm (xã Mỹ Lâm, Yên Sơn), mỗi tháng có khoản lương 6 triệu đồng. Thu nhập ổn định, anh có điều kiện nuôi 2 con ăn học. Anh Mạch tâm sự: “Vợ chồng tôi sẽ cho các con học đại học, chứ không như bố mẹ chúng”.

Bà con muốn chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn, trồng chè liên hệ với anh Mạch qua số điện thoại: 0987.519.893


Có thể bạn quan tâm

Người Khmer Trồng Rau An Toàn Người Khmer Trồng Rau An Toàn

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

20/02/2014
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam & Tiền Giang Hợp Tác Để Cùng Phát Triển Viện Cây Ăn Quả Miền Nam & Tiền Giang Hợp Tác Để Cùng Phát Triển

Tiền Giang được mệnh danh là “vương quốc” trái cây. Lợi thế này của tỉnh càng có điều kiện phát triển khi có Viện Cây ăn quả miền Nam đứng chân trên địa bàn. Từ khi thành lập, việc hợp tác giữa Viện và các cơ quan chức năng của tỉnh luôn được quan tâm, gắn bó chặt chẽ, góp phần củng cố, nâng vị thế “vương quốc” trái cây của địa phương.

17/03/2014
Trồng Lúa Đông Xuân Theo GAP Trồng Lúa Đông Xuân Theo GAP

Sản xuất theo GAP (Good Agricultural Practices) gồm VietGAP, GlobalGAP,…nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quản lý cây trồng, dinh dưỡng tổng hợp và chú ý phúc lợi của nông dân sản xuất lúa.

20/02/2014
Trồng Cam Thân Thiện Với Môi Trường Trồng Cam Thân Thiện Với Môi Trường

“Dự án trồng cam hữu cơ tại xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên) nhằm giúp nông dân sản xuất thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng” - ông Đỗ Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội nông dân Tuyên Quang chia sẻ.

20/02/2014
Dùng Phân Bón Văn Điển Sản Xuất Rau An Toàn Dùng Phân Bón Văn Điển Sản Xuất Rau An Toàn

Dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển sử dụng trên ruộng rau, sự khác biệt là cây mọc chậm nhưng xanh bền, củ cải mập, nhẵn bóng và ăn ngon hơn.

17/03/2014