Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Ảnh hưởng của Amoniac trong ao tôm

Ảnh hưởng của Amoniac trong ao tôm
Tác giả: Khiết Trần
Ngày đăng: 14/03/2022

Giới Thiệu

Amoniac (NH3/NH4+) sống cùng tôm, hiểu rõ hơn về amoniac

Mùa hè khi nhiệt độ tăng cao (32 độ C) gây tăng lượng amoniac (NH3/NH4+) trong ao, đồng thời làm rối loạn một số chức năng sinh lí của tôm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm nuôi. Amoniac là chất độc trong ao nuôi thủy sản nói chung, amoniac được hình thành thông qua việc phân hủy các chất hữu cơ như thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm, hàm lượng amoniac trong ao tôm tăng lên khi nhiệt độ hoặc pH tăng lên trong điều kiện 30 độ C pH < 8.0 thì NH3 thường dưới 10%.

Amonia trong môi trường tăng cao dẫn đến việc đào thải amoniac trong máu giảm xuống, gia tăng pH máu và làm bất hoạt một số enzyme, ngăn cảng quá trình đào thải CO2 trong máu, cản trở quá trình hô hấp xảy ra. Do đó tôm bị thiếu hụt oxy cho dù môi trường có đủ oxy nếu ngộ độc quá nặng có thể dẫn đến chết.

Ảnh Hưởng Của Amoniac Trong Ao Tôm

Tương tự như nitrite, amoniac cản trở quá trình hô hấp diễn ra nên tôm ngộ độc thường có hiện tượng đục thân, lờ đờ rồi chết dù cho trong ao đủ lượng oxy. Độc tính của amonia mạnh hay yếu còn tùy các yếu tố như cỡ tôm, độ mặn, nhiệt độ và pH trong ao. Đối với tôm giai đoạn nhỏ, giống lúc mới thả thì khá nhạy cảm hơn so với tôm lớn đặc biệt là các ao nuôi thâm canh với mật độ dày càng dễ xảy ra tình trạng ngộ độc nhiều hơn các ao nuôi với mật độ thấp. Đối với các ao nuôi có độ mặn thấp, nhiệt độ cao, pH cao là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc amonia cấp tính. Đối với các hệ thống nuôi kính, cần tránh nhiệt độ tăng cao trên 34 độ C, pH trên 8.0, lúc này tôm rất nhạy cảm và dễ dẫn đến tôm chết hàng loạt, đôi lúc tỉ lệ chết lên đến 100% đối với các ao ngộ độc nặng và xử lý không đúng tác nhân.

Để hạn chế tình trạng ngộ độc xảy ra trong ao, người nuôi cần chú ý trong việc cho ăn phù hợp từng giai đoạn của tôm. Không nên nuôi tôm trong điều kiện độ mặn quá thấp (dưới 15‰), theo dõi nhiệt độ và pH trong nước thường xuyên để tránh xảy tình trạng tác động kép (tôm nhỏ, nhiệt độ cao, pH cao) gây ngộ độc cấp tính và làm thiệt hại vụ nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Ra mắt bộ chuỗi khối (blockchain) dành cho nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh Ra mắt bộ chuỗi khối (blockchain) dành cho nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh

Một cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra công nghệ blockchain làm thể nào có thể cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

04/11/2020
Xu hướng buôn bán tôm sạch bệnh được tiết lộ Xu hướng buôn bán tôm sạch bệnh được tiết lộ

Một báo cáo mới về thị trường và các cụm sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh (SPF) toàn cầu đã được công bố ngày hôm nay.

04/11/2020
Ranh giới mới dành cho các trại chăn nuôi cá bán khép kín? Ranh giới mới dành cho các trại chăn nuôi cá bán khép kín?

Một công ty mới (công ty này nhắm mục đích vào sản xuất cá hồi trong hệ thống bán khép kín) đã được thành lập ở Scotland ngày hôm nay.

04/11/2020
Từ chất thải cá đến cà phê frappé: quá trình dẫn đến cà phê espresso nuôi trồng thủy sản Từ chất thải cá đến cà phê frappé: quá trình dẫn đến cà phê espresso nuôi trồng thủy sản

Nông dân ở Việt Nam hiện đang sử dụng chất thải từ các trang trại chăn nuôi cá của Na Uy để trồng trọt (bao gồm cả hạt cà phê) trong một nền kinh tế tuần hoàn.

04/11/2020
Kỹ thuật số hóa đang cải tiến nghiên cứu nuôi trồng thủy sản như thế nào? Kỹ thuật số hóa đang cải tiến nghiên cứu nuôi trồng thủy sản như thế nào?

Để đạt được điều này trong nuôi trồng thủy sản thì điều cơ bản là chúng tôi phải số hóa cả công việc nghiên cứu và ngành công nghiệp.

05/11/2020
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.