Home / Tin tức / Tin thủy sản

Ảnh hưởng của Amoniac trong ao tôm

Ảnh hưởng của Amoniac trong ao tôm
Author: Khiết Trần
Publish date: Monday. March 14th, 2022

Giới Thiệu

Amoniac (NH3/NH4+) sống cùng tôm, hiểu rõ hơn về amoniac

Mùa hè khi nhiệt độ tăng cao (32 độ C) gây tăng lượng amoniac (NH3/NH4+) trong ao, đồng thời làm rối loạn một số chức năng sinh lí của tôm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm nuôi. Amoniac là chất độc trong ao nuôi thủy sản nói chung, amoniac được hình thành thông qua việc phân hủy các chất hữu cơ như thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ, chất thải của tôm, hàm lượng amoniac trong ao tôm tăng lên khi nhiệt độ hoặc pH tăng lên trong điều kiện 30 độ C pH < 8.0 thì NH3 thường dưới 10%.

Amonia trong môi trường tăng cao dẫn đến việc đào thải amoniac trong máu giảm xuống, gia tăng pH máu và làm bất hoạt một số enzyme, ngăn cảng quá trình đào thải CO2 trong máu, cản trở quá trình hô hấp xảy ra. Do đó tôm bị thiếu hụt oxy cho dù môi trường có đủ oxy nếu ngộ độc quá nặng có thể dẫn đến chết.

Ảnh Hưởng Của Amoniac Trong Ao Tôm

Tương tự như nitrite, amoniac cản trở quá trình hô hấp diễn ra nên tôm ngộ độc thường có hiện tượng đục thân, lờ đờ rồi chết dù cho trong ao đủ lượng oxy. Độc tính của amonia mạnh hay yếu còn tùy các yếu tố như cỡ tôm, độ mặn, nhiệt độ và pH trong ao. Đối với tôm giai đoạn nhỏ, giống lúc mới thả thì khá nhạy cảm hơn so với tôm lớn đặc biệt là các ao nuôi thâm canh với mật độ dày càng dễ xảy ra tình trạng ngộ độc nhiều hơn các ao nuôi với mật độ thấp. Đối với các ao nuôi có độ mặn thấp, nhiệt độ cao, pH cao là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc amonia cấp tính. Đối với các hệ thống nuôi kính, cần tránh nhiệt độ tăng cao trên 34 độ C, pH trên 8.0, lúc này tôm rất nhạy cảm và dễ dẫn đến tôm chết hàng loạt, đôi lúc tỉ lệ chết lên đến 100% đối với các ao ngộ độc nặng và xử lý không đúng tác nhân.

Để hạn chế tình trạng ngộ độc xảy ra trong ao, người nuôi cần chú ý trong việc cho ăn phù hợp từng giai đoạn của tôm. Không nên nuôi tôm trong điều kiện độ mặn quá thấp (dưới 15‰), theo dõi nhiệt độ và pH trong nước thường xuyên để tránh xảy tình trạng tác động kép (tôm nhỏ, nhiệt độ cao, pH cao) gây ngộ độc cấp tính và làm thiệt hại vụ nuôi.


Related news

Trăn trở sản xuất giống tôm hùm Trăn trở sản xuất giống tôm hùm

Việt Nam là một trong những nước có nghề nuôi tôm hùm phát triển. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa chủ động được con giống mà hoàn toàn lệ thuộc

Thursday. December 21st, 2017
Bền vững như nuôi cá rô phi VietGAP Bền vững như nuôi cá rô phi VietGAP

Mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP giúp người dân hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường,giảm bệnh dịch; hạn chế việc sử dụng thuốc, hóa chất; tạo sản phẩm sạch

Thursday. December 21st, 2017
Đột phá giống tôm kháng bệnh cho thị trường châu Á Đột phá giống tôm kháng bệnh cho thị trường châu Á

Công ty Benchmark vừa thông báo đã phát triển một giống tôm kháng bệnh (SPR) để giải quyết những vấn đề mà châu Á - thị trường tôm lớn nhất

Friday. December 22nd, 2017
Hỏi - đáp thủy sản tháng 12/2017 Hỏi - đáp thủy sản tháng 12/2017

Xin hỏi những lưu ý về chăm sóc trong nuôi tôm vụ đông? Xin hỏi biện pháp điều trị bệnh gù lưng trên cá lóc đầu nhím? Hỏi - đáp thủy sản tháng 12/2017

Friday. December 22nd, 2017
Điển hình nuôi rô phi tại Thái Bình Điển hình nuôi rô phi tại Thái Bình

Ông Ngô Duy Tuấn là hộ nuôi thủy sản có truyền thống (Thái Bình) với nhiều đối tượng nuôi như: cá rô phi, cá trắm đen, cá lăng chấm

Friday. December 22nd, 2017