Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Rau Màu Trong Nhà Lưới

An Phú (An Giang) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Rau Màu Trong Nhà Lưới
Ngày đăng: 28/10/2014

Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.

Qua hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 24 của Huyện ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), tình hình phát triển nông nghiệp ở huyện An Phú bước đầu có nhiều thay đổi. Nhận thức của nông dân đối với các sản phẩm nông nghiệp sạch đã được nâng lên.

Những tiến bộ khoa học và công nghệ được áp dụng vào sản xuất, chính sách được đổi mới góp phần tái cơ cấu nền nông nghiệp, tạo tiền đề nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản. Cùng với việc quan tâm hỗ trợ kinh phí và chuyên môn của các sở, ngành tỉnh giúp huyện trong ứng dụng CNC, phải kể đến sự tham gia nhiệt tình của doanh nghiệp và nông dân trong đầu tư xây dựng các mô hình nhà lưới.

Đến nay, huyện An Phú xây dựng được 2 nhà lưới và 5 nhà mùng sản xuất rau màu với diện tích 16.006m2 tại xã Khánh An và Phú Hữu (nhà mùng có diện tích 14.000m2, nhà lưới 2.006m2) trồng các loại rau màu, như: Khổ qua, dưa lê, bầu, cải bẹ xanh, cải bẹ dún, cà chua, ớt…

Ông Phạm Thành Tâm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện An Phú cho biết: Nhà lưới tại xã Phú Hữu có diện tích 1.056m2 do Công ty Thủ Tuyền đầu tư năm 2013, tổ chức bố trí trồng dưa lê trong dịp Tết, mang lại hiệu quả rất cao: Lợi nhuận trên 30 triệu đồng/1.000m2/vụ. Sau đó, còn được bố trí trồng cải bẹ xanh, lãi 5 triệu đồng/1.000m2/vụ…

Mô hình này lợi nhuận cao gấp 4 lần so sản xuất bình thường. Đối với nhà lưới tại xã Khánh An có diện tích 950m2, do Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư năm 2014, được bố trí ươm giống cây con để bán. Hiện, đang ươm giống ớt, xuất bán khoảng 10.000 - 15.000 cây giống mỗi tuần, giá bán 400 đồng/cây, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận khoảng 100 - 150 đồng/cây.

Thấy được hiệu quả từ mô hình mang lại, nhiều nông dân ở An Phú mạnh dạn tự đầu tư sản xuất rau màu sạch cung ứng cho thị trường. Càng hiệu quả hơn, rau màu sạch được bán rất “chạy”, dù giá cao hơn các loại rau màu sản xuất bình thường từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Ông Lâm Văn Triệu- người tự đầu tư 4 nhà mùng với diện tích 13.000m2, cho biết, mô hình của ông trồng 4 loại: Bầu, cải bẹ dún, khổ qua và ớt. Theo đó, bầu được gieo trồng 2.000m2, đã thu hoạch 6.200kg, giá bán từ 4.000 - 6.500 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi trên 14 triệu đồng.

Đối với cải bẹ dún trồng xen với cây ớt trong nhà mùng với diện tích 3.000m2, đã thu hoạch được 4,5 tấn, bán 3.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu lợi nhuận trên 7 triệu đồng. Riêng cây ớt được 20 ngày tuổi, đang phát triển tốt…

Theo ông Triệu, sản xuất trong nhà mùng ít sâu bệnh, hạn chế sử dụng phân bón, đặc biệt không phun thuốc hóa học, nhưng cây phát triển nhanh và lợi nhuận gấp 3 lần sản xuất ngoài trời.

Để phát triển diện tích rau màu ứng dụng CNC, huyện An Phú tiếp tục xây dựng thêm 2 nhà lưới 20.000m2 tại Khu thương mại thị trấn An Phú. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trồng rau màu trong nhà lưới ứng dụng CNC tại 3 xã: Phú Hữu, Khánh Bình và Khánh An. Ngoài ra, đã có 3 hộ nông dân đăng ký xây dựng nhà lưới (diện tích 4.000m2) trồng các loại rau màu ứng dụng CNC.

Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú Nguyễn Văn Thao khẳng định: Việc thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 24 của Huyện ủy về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Nhiều mô hình ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Phấn khởi hơn nữa là ngày càng nhiều nông dân hưởng ứng thực hiện mô hình này, bước đầu mang lại thu nhập đáng kể cho kinh tế nông hộ và góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Theo quy hoạch sản xuất rau màu an toàn ứng dụng CNC giai đoạn 2013 - 2030 của Sở NN-PTNT, đến năm 2015, toàn huyện An Phú có 1.560 héc-ta sản xuất chuyên canh các loại bắp, đậu phộng, khoai cao, rau ăn lá… Đến năm 2030, diện tích chuyên canh sẽ tăng lên 1.870 héc-ta, tập trung ở các xã: Khánh An, Khánh Bình, Phước Hưng, Phú Hữu, Vĩnh Trường, Đa Phước và thị trấn An Phú.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Ngày Càng Thất Thế Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Ngày Càng Thất Thế

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.

21/11/2014
Mường Khương (Lào Cai) Bảo Tồn Và Phát Triển Gà Đen Mường Khương (Lào Cai) Bảo Tồn Và Phát Triển Gà Đen

Thực hiện dự án bảo tồn và phát triển gà đen, Trạm Khuyến nông huyện Mường Khương đã phối hợp với 40 hộ dân tại thị trấn Mường Khương triển khai mô hình.

21/11/2014
Gặp Gặp "Ông Trùm" Bò Sữa Suối Thông

Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.

21/11/2014
Chủ Động Phòng Chống Đói, Rét Cho Gia Súc Chủ Động Phòng Chống Đói, Rét Cho Gia Súc

Theo dự báo, thời tiết vụ đông xuân năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau các đợt rét đậm, rét hại như năm 2008 và năm 2011, các địa phương cần chủ động những biện pháp chăm sóc trâu, bò hiệu quả.

21/11/2014
Chuyên Gia Nên Bảo Tồn Cây Lúa Mùa Nổi Chuyên Gia Nên Bảo Tồn Cây Lúa Mùa Nổi

Sản xuất lúa mùa nổi (LMN) năng suất chỉ khoảng 100 kg/công tầm lớn (khoảng 1.300 mét vuông), lợi nhuận đem lại cho người nông dân chỉ khoảng 500.000-600.000 đồng/công (6 tháng trồng)... thế nhưng, các chuyên gia nông nghiệp vẫn khuyên nên bảo tồn loại lúa này.

21/11/2014