Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Amistar Top – Hết Bệnh Hết Lo, Đầy Kho Lúa Trúng

Amistar Top – Hết Bệnh Hết Lo, Đầy Kho Lúa Trúng
Ngày đăng: 29/02/2012

Công ty Syngenta và Công ty AGPPS đã cùng nhau chia sẻ những thành công khi sử dụng Amistar Top cùng những kinh nghiệm quí báu trong thâm canh cây lúa đạt năng suất cao.

Đây là dịp nông dân giao lưu với các nhà khoa học; giao lưu giữa bà con nông dân về kinh nghiệm sử dụng thuốc BVTV Amistar Top thành công. Amistar Top bên cạnh phòng trừ 4 bệnh quan trọng trên cây lúa (bệnh lem lép, đạo ôn, đốm vằn, vàng lá), thuốc còn giữ cho lá đòng xanh lâu hơn, đây là cơ sở làm gia tăng năng suất.

Theo các nhà khoa học, nếu chúng ta giữ lá đòng xanh 1 ngày thì cho 150 kg lúa tăng thêm/ha. Với đặc tính kỹ thuật vượt trội, Amistar Top làm kéo dài tuổi thọ lá đòng hơn 8 ngày, điều này có nghĩa năng suất tăng thêm trên 1 tấn lúa/ha. Đặc biệt trong buổi tổ chức sự kiện, rất nhiều bà con tham gia trình bày chia sẻ kinh nghiệm sử dụng Amistar Top trên các vùng đất khác nhau, tất cả đều cho năng suất vượt trội. Điều đáng lưu ý là trong các vùng làm lúa nhiều vụ trong năm sẽ rất dễ xảy ra ngộ độ hữu cơ giai đoạn muộn, thời kỳ trổ chín lá lúa rất dễ bị nấm bệnh tấn công cũng như làm lá vàng đi, vậy mà những ruộng sử dụng Amistar Top lá đòng vẫn giữ xanh, đây là một trong những khám phá lý thú khi phun Amistar Top.

Sự kiện đã giúp nông dân hiểu rõ cách làm thế nào tăng số hạt trên bông/gié thông qua việc phun Amistar Top kết hợp bón phân đón đòng nhằm tối ưu hóa năng suất, đồng thời nông dân được tai nghe mắt thấy giá trị của Amistar Top khi phun giai đoạn trước và sau trổ, bên cạnh phòng trừ các bệnh quan trọng tấn công trên bông/gié, Amistar Top còn giữ xanh bộ lá đòng, gia tăng năng suất, hạt lúa vàng sáng chắc tới cậy, tăng tỷ lệ xay chà, bán có giá.

Nông dân thực sự được trải nghiệm và chia sẻ qui trình sử dụng thuốc của Syngenta từ đầu tới cuối nhằm tối ưu hóa trong quản lý dịch một cách khoa học phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây lúa, phù hợp với chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, 3 giảm 3 tăng… Qua buổi tổ chức sự kiện, bà con cho biết bắt đầu hiểu được đầu tư thế nào đạt hiệu quả, tối ưu hóa năng suất, mang lại thu nhập cao nhất.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Trị Bệnh Đạo Ôn Cổ Bông Hại Lúa Chiêm Xuân Kinh Nghiệm Trị Bệnh Đạo Ôn Cổ Bông Hại Lúa Chiêm Xuân

Trên đồng ruộng các tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay phần lớn diện tích đều cấy các giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn, đặc biệt bà con nông dân thường bón thừa đạm vào giai đoạn làm đòng-trỗ-chín càng tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát triển gây hại mạnh.

18/07/2013
Gieo Mạ Mùa Bằng Thóc Giống Liền Vụ Gieo Mạ Mùa Bằng Thóc Giống Liền Vụ

Thông báo mới đây của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết: do ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại đầu năm mà vụ lúa xuân năm nay sẽ kéo dài thêm 20-25 ngày gây tình trạng thiếu giống lúa ngắn ngày chất lượng cao, trở ngại không nhỏ đến lịch thời vụ gieo trồng vụ hè thu, vụ mùa và vụ đông tại các tỉnh miền Bắc.

19/07/2013
Cách Bón Phân Cho Lúa Mùa Cách Bón Phân Cho Lúa Mùa

Phân bón gốc cho cây trồng là những loại phân thuộc nhóm khó tiêu (sau khi được bón vào đất, phân cần phân giải thành chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu được).

19/07/2013
Ện Pháp Phòng Trừ Lúa Cỏ Ện Pháp Phòng Trừ Lúa Cỏ

Lúa cỏ (tên tiếng Anh là red rice hoặc là weedy rice) liên quan rất gần với lúa trồng và là một loại dịch hại rất nghiêm trọng trong các vùng lúa sạ trực tiếp, nó xuất hiện khắp các vùng trồng lúa của thế giới.

25/07/2013
Trước Khi Sạ Lúa Nông Dân Cần Phải Bón Loại Phân Nào, Lượng Bón Bao Nhiêu Cho 1 Ha? Trước Khi Sạ Lúa Nông Dân Cần Phải Bón Loại Phân Nào, Lượng Bón Bao Nhiêu Cho 1 Ha?

Nếu muốn cây trồng sinh trưởng tốt và cho năng suất cao, cây lúa cũng như tất cả những cây trồng khác, đều có một nhu cầu rất cao đối với phân bón thời kỳ sau mọc mầm.

25/07/2013