Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Một số biện pháp khắc phục lúa, rau màu sau mưa lớn

Một số biện pháp khắc phục lúa, rau màu sau mưa lớn
Tác giả: KS. Trần Thị Doanh
Ngày đăng: 31/05/2022

Do vậy, bà con cần chú ý một số biện pháp sau: Các địa phương cần huy động mọi nguồn lực, khẩn trương tháo nước nhanh, khơi thông dòng chảy, không để lúa và hoa màu bị ngập lâu trong nước.

+ Đối với cây lúa:

- Những diện tích lúa bị đổ cần tiến hành dựng cây, buộc túm theo chiều nghiêng của cây lúa, tuyệt đối không dựng ngược lại phía sau, sẽ làm gẫy gốc lúa.

- Trong điều kiện thời tiết có mưa, trời âm u, ẩm độ không khí cao, cần tranh thủ khi tạnh ráo phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông và chống đen lép hạt cho lúa. Đặc biệt trên các chân ruộng trũng hẩu, ruộng cấy một số giống lúa mẫn cảm, dễ nhiễm bệnh như: BC15, TBR225, Đài thơm 8, Nếp…, nhất thiết phải phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông 2 lần (lần 1 khi lúa thấp tho trỗ, lần 2 khi lúa trỗ thoát hoàn toàn).

- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, kiểm tra đồng ruộng để phát hiện các đối tượng sâu bệnh hại (như bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông, rầy, …) để có biện pháp phun trừ kịp thời.

+ Đối với cây rau màu

- Những diện tích cây rau màu đã trồng ra ruộng

Tháo cạn nước trong ruộng càng sớm càng tốt. Khi nước rút cần xới xáo nhẹ mặt luống và vun gốc.

Kích thích bộ rễ, bộ lá phát triển bằng cách tưới lân Supe hòa loãng đồng thời phun các chế phẩm sinh học như: KH, PennacP, Siêu lân.... Kết hợp phun thuốc phòng trừ bệnh như: Validacin, Anvil, Rhidomin… nhằm hạn chế một số bệnh hại như bệnh lở cổ rễ, héo xanh... và kích thích bộ rễ phát triển.

Tiến hành dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa các thân cành bị dập, gãy sau mưa tạo điều kiện cho ruộng thông thoáng, hạn chế nấm bệnh.

Lưu ý: Nên làm khum vòm che bằng lưới đen hoặc nilon cho rau khi trời mưa để thân lá không bị dập nát. Khi trời tạnh ráo thì mở ra và tiến hành chăm sóc như bình thường.

Với cây con đang giai đoạn trong bầu:

Cần dùng nilon trắng che mưa cho bầu. Dùng lân pha loãng để tưới cho cây con giúp bộ rễ phát triển khỏe. Sau mưa cần chú ý phun phòng bị bệnh lở cổ rễ cho cây bằng thuốc Validacin.

Sau đó tốt nhất cứ 4 - 5 ngày tưới hoặc phun 1 lần bằng thuốc validacin (dạng nước của nhật). Trước khi trồng ra ruộng 1 -2 ngày nên phun thuốc trừ sâu kết hợp với thuốc Validacin.


Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An thăm mô hình kinh tế tại xã Tam Quang Lãnh đạo tỉnh Nghệ An thăm mô hình kinh tế tại xã Tam Quang

Ngày 25/5, ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đã đi thăm các mô hình kinh tế tại xã Tam Quang (huyện Tương Dương)

26/05/2022
Mưa lũ kéo dài ở miền Bắc gây nhiều thiệt hại về người và hoa màu Mưa lũ kéo dài ở miền Bắc gây nhiều thiệt hại về người và hoa màu

Mưa lớn, sạt lở, ngập úng những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và của cho người dân miền Bắc.

26/05/2022
Mất mùa, giá lúa tươi giảm, nông dân Hà Tĩnh kém vui Mất mùa, giá lúa tươi giảm, nông dân Hà Tĩnh kém vui

Vụ xuân năm 2022, năng suất lúa toàn tỉnh Hà Tĩnh đều sụt giảm vì bệnh đạo ôn cổ bông; giá lúa tươi được thu mua ở mức thấp trong khi chi phí đầu vào.

26/05/2022
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.