Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

8 bước để nhà nông đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ PGS

8 bước để nhà nông đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ PGS
Tác giả: Ngân Giang (theo TGTT)
Ngày đăng: 24/04/2019

Hệ thống bảo đảm cùng tham gia (Participatory Guarantee System) – PGS, hay còn gọi là chứng nhận hữu cơ PGS, là hệ thống bảo đảm dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu cơ.

Vào năm 2004, Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) chấp nhận PGS là một chứng nhận hữu cơ, hệ thống đảm bảo có giá trị cho các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là cho thị trường nội địa. Theo đó, PGS không chỉ áp dụng đối với Việt Nam, mà còn rất nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ, New Zealand, Brazil, Ấn Độ, Thái Lan… Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng quốc gia và từng địa phương, mà PGS có sự khác nhau giữa các phương pháp. Sau đây là quy trình tám bước cơ bản để nhà nông có thể đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS.

Bước 1: Làm thủ tục tham gia vào nhóm sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ PGS. Bước này, nông dân phải tham gia khoá đào tạo, ký cam kết về sự tự nguyện làm theo các nguyên tắc của PGS, nộp kế hoạch quản lý đồng ruộng cho liên nhóm.

Bước 2: Liên nhóm thẩm tra kế hoạch, sau đó báo cho nhóm sản xuất để tiến hành thanh tra chéo.

Bước 3: Đồng ruộng, trang trại của nhà nông sẽ được thanh tra bởi ít nhất ba thành viên trong nhóm sản xuất, ngoài ra nhóm có thể cử thêm thanh tra viên đi cùng.

Bước 4: Dựa trên các báo cáo, bản cam kết của nhà nông và kế hoạch quản lý đồng ruộng được lưu trữ trong hồ sơ, hội đồng chứng nhận liên nhóm sẽ ra quyết định về chứng nhận tình trạng đồng ruộng theo các tiêu chuẩn hữu cơ PGS.

Bước 5: Nhóm điều phối sẽ nhập các thông tin tóm tắt của từng hộ nông dân vào hệ thống dữ liệu và gửi giấy chứng nhận đạt chuẩn PGS tới hộ nông dân đó. Giấy chứng nhận này có giá trị trong vòng một năm kể từ ngày thanh tra.Mỗi giấy chứng nhận có ghi số nhận diện (số ID) của từng nông dân, gồm cả mã số nông dân và liên nhóm.

Bước 6: Hàng năm các khu sản xuất theo tiêu chuẩn PGS sẽ được thanh tra. Trước khi thanh tra, nông dân phải cập nhật kế hoạch quản lý đồng ruộng và kiểm tra hồ sơ ghi chép của chính họ.

Bước 7: Thanh tra, ra quyết định và phê chuẩn từ bước 3 – 5 ở trên.

Bước 8: Hàng năm, giám đốc chứng nhận liên nhóm PGS chọn ra ngẫu nhiên 10% báo cáo thanh tra để thanh tra lại khu vực sản xuất của nhà nông, để đưa ra quyết định phê chuẩn hoặc thay đổi tình trạng chứng nhận cho nhà nông.


Có thể bạn quan tâm

Canh tác hữu cơ - Bí kíp thách thức thời tiết của nông dân Ấn Độ Canh tác hữu cơ - Bí kíp thách thức thời tiết của nông dân Ấn Độ

Với phương pháp canh tác hữu cơ, nông dân Ấn Độ có thể trồng được nhiều mùa vụ hơn, sản lượng lúa tăng 30-40% mỗi năm trong khi các chi phí cho sản xuất

24/04/2019
Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (23 - 29/4) Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (23 - 29/4)

Tại các tỉnh Bắc bộ, bệnh đạo ôn lá hại tăng. Sâu cuốn lá nhỏ non hại diện hẹp trên trà sớm - chính vụ.

24/04/2019
Làm nông hữu cơ kiểu Úc Làm nông hữu cơ kiểu Úc

Ở thành phố Adelaide, thủ phủ của Nam Úc, các trang trại nuôi bò, heo, trồng nho hữu cơ quy mô lớn, họ làm rượu và nhiều sản phẩm khác.

24/04/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.