6 Tháng Cuối Năm Phấn Đấu Sản Lượng Lương Thực Đạt 131.430,82 Tấn

6 tháng đầu năm 2014, tổng diện tích một số cây trồng chính của tỉnh đạt 40.610,44 ha, đạt 99,05% KH năm 2014.
Trong đó, lúa xuân 3.310,48 ha, đạt 98,53% KH; ngô đông xuân 25.290,31 ha, đạt 101,24% KH; đỗ tương 1.011,44 ha, đạt 87,82% KH; thuốc lá 3.739,56 ha, bằng 111,85% KH; mía 4.110,24 ha, đạt 96,79% KH...
Tổng đàn trâu 97.907 con; đàn bò 121.597 con; đàn lợn 367.615 con; đàn gia cầm 2.065.580 con. Bị chết rét 180 con, trong đó, trâu 92 con, bò 69 con, ngựa và dê 19 con.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh triển khai Dự án trồng rừng thâm canh mỡ, quy mô 40 ha, với 40 hộ tham gia tại 2 xã Minh Khai, Kim Đồng (Thạch An); Chương trình cá rô phi đơn tính đực theo hướng GAHP, quy mô 2 ha với 18 hộ tham gia tại phường Sông Hiến (Thành phố) và xã Bế Triều (Hoà An); mô hình đỗ xanh giống ĐXVN6, quy mô 24 ha với 200 hộ tham gia, tại các xã: Trường Hà, Đào Ngạn (Hà Quảng).
Tổ chức 8 lớp tập huấn nâng cao năng lực về phương pháp khuyến nông và kỹ thuật chuyên ngành cho 262 người; kiểm tra, lấy mẫu phân tích, đánh giá chất lượng an toàn thực phẩm 253 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gồm: 2 công trình điện, 5 công trình cấp nước sinh hoạt, 2 công trình trạm y tế, 17 công trình thủy lợi, 48 công trình giao thông, 1 công trình chợ, 5 công trình trụ sở UBND xã. Xây dựng và phát triển 41 hợp tác xã và 15 tổ hợp tác nông nghiệp.
6 tháng cuối năm, phấn đấu sản lượng lương thực đạt 131.430,82 tấn (cả năm 245.000 tấn). Trong đó: thóc 121.500 tấn, ngô 123.500 tấn. Sản lượng mía 255 nghìn tấn; đỗ tương 4.500 tấn; lạc 2.500 tấn. Giá trị sản xuất nông nghiệp 34 triệu đồng/ha.
So với năm 2013, đàn bò tăng trưởng 3%; đàn trâu tăng trưởng 0,5%. Phối hợp với các địa phương tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông sản không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...
Có thể bạn quan tâm

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.

Bắt đầu từ năm 2012, Công ty TNHH công nghệ sinh học phục vụ đời sống và sản xuât- thương mại và du lịch Thanh Mai đã đầu tư, áp dụng công nghệ sinh học sản xuất ra một loại thực phẩm giàu protein, vitamin tổng hợp có hoạt tính sinh học cao từ giống Tảo xoắn Spirulina – một nguồn dinh dưỡng quý giá của tự nhiên.