50.000 tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan sẽ cập cảng Indonesia
Số gạo trên nằm trong số hơn 1 triệu tấn gạo mà Indonesia đã đàm phán để nhập khẩu làm nhiều đợt từ hai nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan và Việt Nam.
Người phụ trách Văn phòng Bulog tại Dumai, ông Agus Sabelia Titov (A-gớt Xa-bê-li-a Ti-tốt) nói rằng Bulog sẽ dùng số gạo trên để bù đắp lượng gạo thiếu hụt và có thể 20.000 tấn gạo sẽ được giao trước trong đợt đầu của năm 2016.
Ông Agus cho biết thêm Chính phủ Indonesia quyết định nhập khẩu gạo để đảm bảo nguồn cung trên thị trường nhằm ổn định giá của mặt hàng thiết yếu đối với 250 triệu dân của quốc đảo.
Trước đó, đã có những lô hàng gạo nhập khẩu không chỉ được chuyển đến thủ đô Jakarta, mà còn được phân bố đều ra một số cảng biển khác như Merauke, Papua, Bắc Sulawesi… nhằm tạo thuận lợi cho việc phân phối.
Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, tình trạng hạn hán kéo dài từ tháng 8-11 năm nay khiến ngành sản xuất lúa gạo của Indonesia thất thu.
Sản lượng lúa của nước này không đạt mức 75,5 triệu tấn trong năm nay như ước tính trước đó của Cục Thống kê Quốc gia.
Giám đốc Bulog Djarot Kusumayakti cho hay lượng gạo tồn kho của Indonesia tính đến tháng 12 dự kiến chỉ đạt khoảng 62.000 tấn, trong khi cần dự trữ từ 1,5-2 triệu tấn mới có thể đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ thu hoạch mới đầu năm 2016.
Có thể bạn quan tâm
Để chuẩn bị cho mô hình này, từ năm 2013, Hội Nông dân phường Vĩnh Phú đã tổ chức nhiều lớp tập huấn và tham quan mô hình chăn nuôi thỏ công nghiệp tại TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên cho 50 lượt hộ nông dân. Qua sàng lọc danh sách, phường đã chọn 6 hộ có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ kỹ thuật, con giống thực hiện thí điểm.
Những năm gần đây, chăn nuôi Dak Lak phát triển ổn định, riêng 9 tháng năm 2014, tổng đàn gia súc đã phát triển lên gần 897.000 con, trong đó đàn trâu 33.962 con; bò 166.788 con, bò lai chiếm 13,76% tổng đàn, riêng đàn bò sữa hiện có 93 con, trong đó bò cái cho sữa 57 con, chiếm 61,3 % tổng đàn bò sữa; đàn heo trên 696.000 con, tỷ lệ heo nái chiếm 12,47% tổng đàn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 46.426 tấn; đàn gia cầm 8.675.771 con.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tổng sản lượng thủy sản 8 tháng đầu năm ước đạt trên 4 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng khai thác ước đạt gần 1,9 triệu tấn, tăng 4,6%, sản lượng nuôi trồng ước đạt trên 2 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau một thời gian dài giá giảm mạnh, nông dân Bến Tre đổ xô đốn bỏ cây ca cao, đến nay, đầu ra của loại cây này rất ổn định, giá cao. Đặc biệt, những khu vườn được cấp chứng nhận UTZ cho thu nhập cao hơn cả cây dừa - cây trồng chính của các nhà vườn Bến Tre.
Bên cạnh đó, nhiều sâu bệnh khác cũng gây hại đáng kể như: Rầy nâu, rầy lưng trắng; khô vằn... Cục Bảo vệ thực vật cảnh báo, thời gian tới, một số sâu bệnh tiếp tục gia tăng gây hại. Do đó, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng chống.