Trang chủ / Cây lương thực / Khoai lang

Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5

Trồng Khoai Lang Rau KLR1, KLR3, KLR5
Ngày đăng: 30/10/2013

1. Thời vụ:


Có thể trồng các giống khoai lang rau quanh năm nhưng trồng cho cho năng suất cao nhất vào vụ Xuân hè (Trồng tháng 2-3) và Hè thu(  trồng tháng 6-7)


2.  Chọn và chuẩn bị đất trồng:


Khoai lang rau có thể trồng trên mọi loại đất trong vườn, ngoài đồng, ven bờ mương...Làm đất sơ bộ, sạch cỏ rồi lên luống rộng 1,2 m-1,5m. Luống không vun cao như trồng khoai lang lấy củ mà như luống trồng rau muống cạn và phải thoát nước tránh ngập úng xẩy ra khi mưa to. Rạch hàng ngang hoặc dọc luống phụ thuộc bề mặt luống. Luống rộng rạch ngang, luống hẹp, rạch  2 hàng dọc. Độ nông, sâu phụ thuộc có bón lót hay không. Nếu bón lót phân hữu cơ rạch sâu hơn.


3. Chọn dây khoai lang giống và kỹ thuật trồng:


Giống:  Tùy thuộc điều kiện nơi trồng và căn cứ vào đặc điểm giống đã nêu trên để chọn  giống  khoai lang rau phù hợp  từ 3 giống KLR1,  KLR3, KLR5.
 Chọn dây khoai lang: Chọn những dây trưởng thành có ngọn khoẻ, không bị sâu, bệnh. Cắt ngọn dây khoai lang trồng có chiều dài từ 25-30 cm.


 Trồng:  Khoai lang rau trồng mật độ dày hơn khoai lang ăn củ. Mật độ có thể là 10-15 dây/m2 tuỳ loại đất và giống. Khoảng cách giữa 2 dây trồng trên 1 hàng là 15cm. Lúc trồng nếu trời khô nóng phải tưới. Mùa đông tránh trồng vào những ngày có gió bấc.


4. Lượng phân và cách bón:


Phân hữu cơ: Lượng 8-12 tấn/ha. Bón lót với lượng 300-500kg/ sào bắc bộ    (360 m2). Rạch rãnh, rải phân ỏ dưới rồi lấp đất lên trên và trồng dây khoai lang. Nếu không có phân hữu cơ, có thể trồng trực tiếp mà không cần bón lót cũng được.
  Phân hoá học: Lượng 80N-50P2O5-60K2O/ha. Bón lót toàn bộ lân và kaly cùng phân hữu cơ. Phân đạm để bón thúc. Trong cả quá trình trồng bón thúc khoảng 4-5 lần với tổng lượng phân là 5-6kg Urê/ sào bắc bộ. Bón thúc lần đầu ngay sau khi trồng từ 12 ngày đến 15 ngày, có thể hoà nước tưới hoặc rải nhẹ vào khoảng trống giữa các gốc.


5. Chăm sóc và thu hoạch ngọn lá:


Sau khi trồng 25-30 ngày, có thể thu hoạch rau khoai lang lứa đầu tiên để phục vụ rau xanh cũng như chăn nuôi. Sau đó cứ 7-10 ngày cắt ngọn một lần. Cắt ngọn rau dài từ 20cm-25cm. Thu hoạch trong vòng 90-100 ngày.
  Cứ sau 2 lần cắt dây, làm cỏ, xới xáo nhẹ và bón thúc 1 lần để cây sinh trưởng tốt và cho năng suất ngọn lá cao. Lượng phân bón  cho mỗi lần bón thúc là 1-1,2 kg Urê/1sào bắc bộ.


  Trồng khoai lang rau thâm canh( giống KLR1), tưới rãnh đủ ẩm vào những ngày nắng nóng, trong vụ đông.
  Trồng khoai lang rau không phun thuốc trừ sâu bệnh. Thu hoạch ngọn lá sau khi bón thúc phân đạm 10 ngày.


6. Nhân giống:


 Thường sau khi trồng và thu hoạch ngọn lá 120 ngày thì chuẩn bị đất nơi khác trong vườn, ruộng để cắt dây trồng vụ mới. Như vậy sẽ tránh được bọ hà gây hại.
  Sau 4-5 vụ trồng nên dùng dây giống mới nhân từ mầm củ để tránh thoái hóa giống. Trồng lấy củ giống chỉ nên cắt ngọn lá 1-2 lần. Sau 120 ngày trồng thu hoạch củ. Chọn những củ đúng giống, không sâu thối để nơi ẩm mọc mầm đem giâm vào đất, khi dây khoai dài 50m-70 cm cắt 2 đoạn đem trồng chu kỳ mới.


Có thể bạn quan tâm

Chọn Hom Giống Và Cách Trồng Khoai Lang Chọn Hom Giống Và Cách Trồng Khoai Lang

Khoai lang thường được nhân giống vô tính bằng chồi củ giống và bằng hom giống của dây sau khi thu hoạch củ từ vụ trước. Ngoài các yếu tố về đất đai, thời vụ, phân bón, kỹ thuật canh tác, đặc điểm giống… thì độ dài, chất lượng hom giống và cách trồng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ.

17/01/2011
Nghiên Cứu Dùng Chất Dẫn Dụ Pheromone Diệt Sùng Khoai Nghiên Cứu Dùng Chất Dẫn Dụ Pheromone Diệt Sùng Khoai

Huyện Bình Minh và Bình Tân là 2 huyện trồng khoai lang nhiều nhất ở tỉnh Vĩnh Long với khoảng 5.000ha, hàng năm cho sản lượng trên 200 ngàn tấn với các giống khoai nổi tiếng như khoai nghệ, khoai đỏ, tím Nhật, Lục Ngạn, bí đỏ,… nhưng ai có lúc cũng khốn đốn do củ khoai bị sùng. Nhằm giúp nông dân có biện pháp phòng, trị có hiệu quả, giảm chi phí, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long đang triển khai đề tài sử dụng Pheromone giới tính đối với sùng khoai lang ở 2 huyện nêu trên do Tiến sĩ Lê Văn Vàng- Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.

19/12/2011
Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang Kỹ Thuật Trồng Khoai Lang

Trồng khoai lang nhằm giải quyết thức ăn cho chăn nuôi. Tăng hệ số sử dụng ruộng đất, giải quyết công ăn việc làm khi nông nhàn, tăng thu nhập. Nhất là làm vào vụ đông trên diện tích cấy 2 vụ lúa Dưới đây xin giới thiệu với bà con các giống khoai lang chính và kỹ thuật trồng khoai lang..

17/01/2011
Phương Pháp Bảo Quản Khoai Lang Tươi Phương Pháp Bảo Quản Khoai Lang Tươi

Khoai lang tươi khi thu hoạch về nếu cứ bỏ chúng thành đống mà không có phương pháp bảo quản nào khác thì rất nhanh giảm phẩm chất. Khoai lang tươi là một trong những loại củ khó bảo quản vì khoai chứa lượng nước khá lớn (khoảng 80% trọng lượng).

05/04/2012
Kỹ Thuật Thâm Canh Khoai Lang Hiệu Quả Kỹ Thuật Thâm Canh Khoai Lang Hiệu Quả

2Lúa xin giới thiệu đến Quý bà con cách trồng Khoai Lang thâm canh hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà các địa phương khác đã áp dụng thành công. Khoai lang là cây truyền thống được bà con đưa vào trồng bởi quy trình trồng không khó, phù hợp với điều kiện canh tác của nông dân và cho hiệu quả kinh tế khá. Những năm gần đây, cây khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông.

18/01/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.