15 Ha Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Duy Xuyên Chết Hàng Loạt Ở Quảng Nam
Ông Trần Châu Giang - Phó phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, gần cuối tháng 3 dương lịch đến nay tại xã Duy Thành và Duy Vinh có khoảng 15ha tôm thẻ chân trắng của hàng chục hộ dân bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, ước tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng.
Ông Giang cho biết, theo lịch thời vụ do ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra thì bắt đầu từ 15.3 mới chính thức thả nuôi tôm vụ 1. Thế nhưng, thời điểm cận Tết Quý Tỵ, người dân ở 2 địa phương này đã ào ạt thả giống. Khi nuôi được 30 - 35 ngày tuổi thì thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường nước ô nhiễm nặng khiến toàn bộ 15ha tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh đốm trắng và hội chứng hoại tử gan tụy dẫn đến chết hàng loạt.
Có thể bạn quan tâm
Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh vừa phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển HTX phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh” với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo các địa phương, các HTX và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Được biết, vùng sản xuất lúa ở Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Thành có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, có thể vận chuyển lúa bằng xe tải hoặc ghe; hệ thống ô bao và tưới tiêu đảm bảo sản xuất đồng loạt đáp ứng được khối lượng lớn lúa mà doanh nghiệp yêu cầu; Hợp tác xã đủ năng lực để doanh nghiệp giao dịch ký hợp đồng.
Các tiểu thương cho biết, hiện giá gừng đã giảm một nửa so với cách đây một tuần. Hiện tại, giá gừng non chỉ ở mức 40.000-45.000 đồng/kg (lúc cao nhất lên đến 80.000-100.000 đồng/kg). Tuy nhiên với giá này vẫn còn cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013.
Những năm qua, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi được nông dân huyện Cao Lãnh tích cực hưởng ứng. Từ đó, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương nông dân dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng bằng chính đôi tay, khối óc của mình.