Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Sâu Năn Hại Lúa

Sâu Năn Hại Lúa
Ngày đăng: 29/10/2013

(Tên khoa học: Pachydiplosis oryzae Wood- Masonhoăc tên khác: Orseolia oryzae Wood-Mason)
Thuộc Họ: Cecidomyiidae Bộ: DipteraĐặc điểm hình thái:
- Trứng hình bầu dục dài, bề mặt trơn bóng, mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang màu đỏ tím.

- Sâu non có 3 tuổi, đẫy sức màu trắng sữa, dịch cơ thể màu hồng nhạt. Mặt bụng ngực trước có một mẩu cứng chẻ đôi. Điểm sinh trưởng bị hại biến dị thành ống hành. Khi ống hành đã vươn ra ngoài cũng là lúc sâu non đã hoá nhộng.


- Nhộng của sâu năn có thể di chuyển lên xuống trong ống hành. Nhộng có màu da cam, đỉnh đầu có một đôi gai, lúc nhộng sắp hoá muỗi thì chuyển lên trên ngọn chui ½ mình ra, lột vỏ nhộng để lại trên đầu ống hành.

- Muỗi cái có thân dài hơn muỗi đực. Đầu nhỏ, hầu như bị mắt kép màu đen choán hết. Râu đầu màu vàng dạng chuỗi hạt. Chân dài, bàn chân có 5 đốt. Bụng có 10 đốt, màu đỏ da cam. Cánh trong có nhiều lông mịn, có 4 mạch cánh.
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời của sâu năn từ 25-35 ngày.
+ Giai đoạn trứng: 3-8 ngày.+ Giai đoạn sâu non: 13-28 ngày.
+ Giai đoạn nhộng: 3-15 ngày.+ Giai đoạn trưởng thành (muỗi): 1-3 ngày.


Muỗi đẻ trứng về đêm, mỗi con cái có thể đẻ từ 100-200 trứng. Muỗi hoạt động mạnh và giao phối về đêm; thời kỳ mạ muỗi đẻ rải rác trên các phiến lá ở gié, thời kỳ lúa đẻ trên bẹ lá, cách mặt nước 30 cm.Muỗi sâu năn ưa ánh sáng đèn với cường độ mạnh.Các lứa 3, 5 và 7 của sâu lăn gây hại cho các trà lúa tương ứng với các tháng 4, 5 và 10. Nhiệt độ ấm nóng và độ ẩm cao là điều kiện thích hợp cho sâu năn phát sinh phát triển. Những năm mưa nhiều sâu năn phát sinh phát triển mạnh; miền núi bị sâu năn phá hại nặng hơn đồng bằng; ruộng lúa đủ nước bị phá hại nặng hơn ruộng hạn, ruộng có nhiều cỏ Leersia sâu năn cũng phát triển mạnh. Sâu năn gây hại trong vụ mùa nặng hơn vụ xuân và mùa sớm nặng hơn mùa muộn. Bón phân không cân đối cũng là nguyên nhân để sâu năn gây hại.


Sâu năn phá hại đỉnh sinh trưởng làm lá non biến dạng “cọng hành”, cây lúa bé, sinh trưởng không bình thường. Sâu năn phá hại lúa từ giai đoạn mạ đến giai đoạn cuối đẻ nhánh. Các giai đoạn sau không còn thích hợp với sâu năn.Phòng trừ:


● Sử dụng các giống lúa kháng sâu năn.Cấy lúa với mật độ vừa phải, khi cấy loại bỏ mạ cọng hành. Ruộng lúa bị sâu năn hại cần kịp thời tháo nước phơi ruộng để hạn chế sự lây lan phát triển.● Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại, đặc biệt là cỏ Leersia; xử lý lúa chét.
● Bón phân cân đối NPK. Đặc biệt chú ý tăng lượng phân lân.● Dùng bẫy đèn diệt muỗi, bảo vệ ong mắt đỏ là thiên địch.của sâu năn
● Dùng các loại thuốc dạng hạt như Vibasu 10H, Furadan 3G trộn với đất bột rắc để diệt sâu non.


Có thể bạn quan tâm

Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 3 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 3

Hô hấp là quá trình oxid hóa, phân giải các chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cây trồng: duy trì và phát triển

22/01/2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 4 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 4

Đất ngập nước tạo ra một môi trường đồng đều cho cây lúa sinh trưởng và hút chất dinh dưỡng. Trong dất ngập nước, rễ lúa thường thiếu oxy và quá trình khử oxy

22/01/2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 5 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 5

Đạm là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân

23/01/2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 6 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 6

Lân là chất sinh năng (tạo năng lượng), là thành phần của ATP, NADP…. Thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ phát triển

23/01/2018
Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 7 Đặc điểm sinh lý của cây lúa - Phần 7

Kali còn gọi là bồ tạt (potassium), kali giúp cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trương của tế bào, giúp cây cứng cáp

23/01/2018