Phòng Và Trị Bệnh Cho Lươn
Lươn là loài sống chui rúc ở dưới bùn, chúng có sức chịu đựng cao ở ngoài thiên nhiên, nhưng khi nhốt vào nuôi với mật độ dày lươn dễ bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng trị.
1. Bệnh sốt nóng: Bệnh do nuôi với mật độ dày, dịch nhầy lươn tiết ra, lên men và khi nhiệt độ nước tăng lên hàm lượng oxy giảm. Lươn bị xáo động trong bể, quấn quýt vào nhau, dịch nhầy tiết vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng phồng to, lươn chết hàng loạt.
- Phòng trị: Giảm mật độ nuôi, thay nước, thả tạm vài con cá trê để chúng ăn thức ăn thừa đề phòng lươn cuốn vào nhau, bảo đảm tốt chất lượng nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng dung dịch Sulphate đồng 0,07%, mỗi mét khối nước, tưới 5ml dung dịch trên trong toàn bể.
2. Bệnh lở loét: Nguyên nhân thường do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương.
Triệu chứng trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn hay hình bầu dục. Da lươn bị lở loét còn gọi là bệnh đóng dấu, nếu bị nặng đuôi lươn bị rụng đi, bơi lội khó khăn, đầu lươn ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này thường xảy ra vào tháng 5-9.
- Phòng trị: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi, vào mùa hay mắc bệnh cần phun thuốc Streptomycin ở toàn bể, dùng 250.000 UI/m2. Cứ 50 kg lươn dùng 0,5g SulFamidine trộn vào thức ăn cho lươn ăn, mỗi ngày một lần, điều trị mỗi đợt 5-7 ngày. Trực tiếp bôi Potassium permanganate (thuốc tím) vào vết loét.
3. Bệnh nấm thủy mi: Do mốc ký sinh trùng trên mình hay trứng lươn gây ra, thường xảy ra vào mùa xuân - thu, sợi hình bông bám vào lươn để hút dinh dưỡng.
- Phòng trị: Trước khi thả lươn vệ sinh bể nuôi, 100-150g vôi hòa tan tưới vào bể. Ngâm lươn vào nước muối 3-5% trong 3-5 phút, ngâm trứng lươn vào dung dịch xanh Methylen 1/50.000 trong 10-15 phút liên tục 2 ngày, mỗi ngày một lượt. Trộn nước và Sodium bicarbonate 0,4%o thành dung dịch tưới toàn thể bể nuôi.
4. Bệnh tuyến trùng: Do ký sinh trùng đường ruột gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần.
- Phòng trị: 1 kg lươn dùng 0,1g Dipterex tinh thể 90% (Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QD-BTS ngay 24/02/2005) trộn vào thức ăn, cho lươn ăn liền trong 6 ngày.
5.. Bệnh đỉa: Do đỉa bám vào phần đầu lươn gây ra để phá hoại mô bì hút máu lươn khiến cho vi trùng xâm nhập gây viêm nhiễm, lươn yếu, kém ăn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của lươn. Dùng Dipterex tinh thể 2%o ngâm rửa trong 15 phút, hay dùng dung dịch Sulphate đồng nồng độ 100 ppm (25 kg nước + 2,5g Sulphate đồng) ngâm rửa 5-10 phút.
Có thể bạn quan tâm
Trước khi nuôi cần phải sát trùng bể bằng vôi hoặc phun thuốc Streptomycin. Cứ 50 kg lươn dùng 5 g Oxytetra trộn vào thức ăn cho lươn ăn, có thể trộn kèm với vitamin C, thời gian điều trị 5 - 7 ngày. Trực tiếp bôi permanganat kali (thuốc tím) vào vết loét.
Lươn là loài cá có hiện tượng sinh sản lưỡng tính (trong tuyến sinh dục có cả tinh sào và trứng xen kẽ lẫn nhau). Ở miền Bắc nước ta cỡ lươn nhỏ hơn 20 cm hoàn toàn là cái, cỡ 36-47 cm lươn ở thời kỳ lưỡng tính, cỡ lớn hơn 54 cm hầu hết là lươn đực.
Mô hình nuôi lươn không bùn đang là một hướng đi mới và nhận được sự quan tâm của người nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hiện nay, lươn đang được nhiều địa phương phát triển nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là vào mùa nước lũ về có nguồn lươn giống dồi dào. Tuy nhiên, theo thực tế của nhiều hộ nuôi lươn, ở giai đoạn đầu thả giống, lươn bị hao hụt nhiều do con giống chủ yếu dựa vào giống tự nhiên, nên gây thiệt hại khá lớn cho bà con.
Bằng gạch có trát xi măng thật nhẵn. Diện tích ao từ 30, 50 hay 80 m2. Tường cao 0,8 - 1m, có cống cấp nước, phía đối diện mở cống thoát nước. Miệng cống chắn bằng lưới sắt, khi không cần nước chảy có thể bịt kín bằng nút cống.