Bọ Xít Đen Hại Lúa
(Tên khoa học: Scotinophora lủida Burm Scotinophora coarctata)Thuộc Họ: Podopidae Bộ: Hemiptera
Đặc điểm hình thái:- Trứng hình cốc, mới đẻ màu xanh nhạt, sau có màu nâu đỏ hoặc nâu xẫm. Trứng đẻ thành ổ, xếp hai hàng.
- Bọ xít đen mới nở hình hơi tròn, mắt kép màu đỏ, thân màu đỏ nâu, không cánh, đẫy sức màu tro nâu.- Con trưởng thành màu nâu đen, con cái có thân dài hơn con đực. Thân có hình bầu dục, lưng và bụng nhô ra như nhau. Phiến mai dài tới cuối bụng nhưng bề ngang không che hết bụng. Phiến giữa và phiến cạnh của đầu dài bằng nhau. Góc trước mảnh lưng ngực mọc ngang ra một gai không dài, không nhọn. Góc cạnh mảnh lưng ngực trước có một mấu lồi ngắn, không nhọn. Mắt đơn màu đỏ nhạt. Bàn chân và râu màu nâu tro.
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:Vòng đời của bọ xít đen khoảng 40-60 ngày
+ Giai đoạn trứng: 3-8 ngày (mùa đồng 14-21 ngày).+ Giai đoạn bọ xít non: 35-53 ngày.
+ Giai đoạn trưởng thành: sống hơn 10 tháng.Bọ xít trưởng thành hoạt động giao phối phần lớn vào 6-7 giờ chiều, mỗi con cái giao phối 4-5 lần, sau giao phối khoảng 1 tuần thì đẻ trứng. Một con cái có thể đẻ 10-600 trứng (trung bình trên dưới 190 trứng). Bọ xít trưởng thành đẻ trứng trên bẹ lá cách mặt đất 10 xm trở xuống, có khi đẻ ở chóp lá lúa hoặc trên cỏ dại. Trứng đẻ thành 2 hàng. Bọ xít non mới nở sống tập trung quanh vỏ trứng, đến tuổi 2 thì phân tán, nấp dưới khóm lúa để hút nhựa cây. Từ sau tuổi 3 trở đi thì hoạt động giống trưởng thành.
Điều kiện phát sinh của bọ xít đen là vào mùa xuân, mùa hè và mùa hu. Bọ xít đen thích ứng với nhiều giống lúa và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận. Ruộng cấy sớm, lốp, nhiều cỏ dại bọ xít đen thường phát sinh gây hại nặng. Ruộng lúa nước bị hại nặng hơn lúa cạn. Lúa giai đoạn trỗ bông bị hại nặng, đặc biệt là khi ruông không bổ sung thêm nước trong quá trình chín.Cả bọ xít non và bọ xít trưởng thành đều chích hút nhựa lá, thân, đòng lúa. Cây lúa bị hại nặng toàn thân khô héo và chết từng khóm. Cây lúa ở thời kỳ trỗ bị bọ xít phá hại thì bông bị lép hoặc bạc trắng.
Phòng trừ:● Phát hiện sớm, diệt các ổ trứng mới nở bằng cách điều chỉnh mực nước trong ruộng, vợt bắt con trưởng thành.
● Cấy các giống lúa ngắn ngày, chín sớm cũng làm giảm lứa bọ xít trên ruộng.● Sử dụng các loại thuốc hóa học lưu dẫn, có vị độc, tiếp xúc như Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Padan 95 SP; Cyperan 5EC/10EC hoặc 25EC; Bassan 50EC; Sumicidin 10 hoặc 20EC...
Có thể bạn quan tâm
Nhằm giúp bà con nông dân khắc phục những tình trạng như: nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt, tự bốc nóng…của hạt thóc sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng của thóc không bị giảm, giữ được hàm lượng các chất dinh dưỡng và giá trị thương phẩm cũng như đáp ứng yêu cầu sức khỏe cho người và vật nuôi, chúng tôi xin giới thiệu các kỹ thuật cơ bản để bảo quản lúa cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình mình.
Chuẩn bị hạt giống * Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối 15% trong thời gian 5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. * Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.
Cỏ dại làm giảm năng suất lúa và phẩm chất hạt gạo. Ðối tượng phòng trừ thường gặp là cỏ gạo (lồng vực), lác mỡ (cỏ cháo), cỏ đuôi phụng, cỏ xà bông, cỏ chác, cỏ năng, lác rận.
Trong chiến lược chọn lọc và phát triển các giống lúa cực ngắn ngày có chất lượng cao, đặc tính gạo thơm dẻo của giống là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà khoa học, luôn đi kèm song song với chọn lọc năng suất và tính kháng sâu bệnh. Gạo phẩm chất ngon hiện nay là tiêu chí hàng đầu phục vụ cho thị trường trong nước và quốc tế.
Bệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta, có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại; mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh. Thế nào là lem lép hạt lúa