Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Bệnh Hoa Cúc Trên Lúa

Bệnh Hoa Cúc Trên Lúa
Ngày đăng: 28/10/2013

(Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka)Bệnh hoa cúc do nấm Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka gây nên. Bệnh phát sinh gây hại từ khi lúa phơi màu cho tới khi chín. Triệu chứng bệnh thể hiện rõ khi hạt bắt đầu chín. Hạt bị nấm xâm nhập phát triển tạo thành một khối bào tử hình tròn phủ một lớp như nhung mịn, màu vàng trên hạt lúa. Sau đó, khối bào tử chuyển dần thành màu xanh đen nhạt phía bên ngoài, còn bên trong vẫn có màu da cam.
Nguồn bệnh ban đầu là các bào tử nang hình thành từ hạch nấm, sau đó bào tử vách dày được hình thành và nhờ gió đưa đi xâm nhiễm vào các bông lúa trong giai đoạn từ khi phơi màu đến khi chín. Các hạt trên bông bị nấm xâm nhiễm biến thành một khối bào tử; khi khối bào tử còn non to khoảng 1 cm và lúc trưởng thành thì dài hơn. Bào tử vách dày khó tách rời khỏi khối than vàng vì có chất bám dính. Bệnh này chỉ phát sinh ở một số hạt thóc trên bông lúa. Nếu hạt lúa bị bệnh sớm thì cả bầu hoa bị phá huỷ chỉ còn lại đám bào tử nấm màu vàng; nếu bị muộn thì bào tử nấm phá hại trên phần gạo, phình to ra và ép vỏ hạt sang một bên. Hạt thóc bị bệnh nặng bên trong sẽ bị lép, biến màu và có mùi nấm mốc.Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao, bón đạm nhiều nặng về cuối vụ, cây lúa phát triển thân lá tốt... là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển. Bệnh gây hại trên nhiều giống lúa, nhưng có xu thế gây hại nặng trên các giống lúa lai.
Phòng trừ bằng cách:● Tuyệt đối không sử dụng hạt giống ở những ruộng bị bệnh. Trước khi ngâm ủ giống, xử lý hạt giống bằng nước có nhiệt độ 54oC trong vòng 15 phút, sau đó ngâm ủ bình thường.
● Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, ngâm dầm để tiêu diệt bào từ và hạch nấm. Không cấy, sạ lúa quá dầy. Chăm sóc hợp lý cho quần thể lúa khoẻ để tăng khả năng chống bệnh. Bón phân cân đối NPK và bón theo tiêu chí “nặng đầu, nhẹ cuối”.● Có thể phun thuốc trừ nấm vài ngày trước và sau khi lúa trỗ bằng các loại thuốc Diboxylin 2SL, Rovral 50WP, Tilral 500WP và một số thuốc trừ bệnh nhóm gốc đồng như Bordeaux, Copper Zine...(Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka)
Bệnh hoa cúc do nấm Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka gây nên. Bệnh phát sinh gây hại từ khi lúa phơi màu cho tới khi chín. Triệu chứng bệnh thể hiện rõ khi hạt bắt đầu chín. Hạt bị nấm xâm nhập phát triển tạo thành một khối bào tử hình tròn phủ một lớp như nhung mịn, màu vàng trên hạt lúa. Sau đó, khối bào tử chuyển dần thành màu xanh đen nhạt phía bên ngoài, còn bên trong vẫn có màu da cam.Nguồn bệnh ban đầu là các bào tử nang hình thành từ hạch nấm, sau đó bào tử vách dày được hình thành và nhờ gió đưa đi xâm nhiễm vào các bông lúa trong giai đoạn từ khi phơi màu đến khi chín. Các hạt trên bông bị nấm xâm nhiễm biến thành một khối bào tử; khi khối bào tử còn non to khoảng 1 cm và lúc trưởng thành thì dài hơn. Bào tử vách dày khó tách rời khỏi khối than vàng vì có chất bám dính. Bệnh này chỉ phát sinh ở một số hạt thóc trên bông lúa. Nếu hạt lúa bị bệnh sớm thì cả bầu hoa bị phá huỷ chỉ còn lại đám bào tử nấm màu vàng; nếu bị muộn thì bào tử nấm phá hại trên phần gạo, phình to ra và ép vỏ hạt sang một bên. Hạt thóc bị bệnh nặng bên trong sẽ bị lép, biến màu và có mùi nấm mốc.
Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao, bón đạm nhiều nặng về cuối vụ, cây lúa phát triển thân lá tốt... là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển. Bệnh gây hại trên nhiều giống lúa, nhưng có xu thế gây hại nặng trên các giống lúa lai.Phòng trừ bằng cách:
● Tuyệt đối không sử dụng hạt giống ở những ruộng bị bệnh. Trước khi ngâm ủ giống, xử lý hạt giống bằng nước có nhiệt độ 54oC trong vòng 15 phút, sau đó ngâm ủ bình thường.● Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, ngâm dầm để tiêu diệt bào từ và hạch nấm. Không cấy, sạ lúa quá dầy. Chăm sóc hợp lý cho quần thể lúa khoẻ để tăng khả năng chống bệnh. Bón phân cân đối NPK và bón theo tiêu chí “nặng đầu, nhẹ cuối”.
● Có thể phun thuốc trừ nấm vài ngày trước và sau khi lúa trỗ bằng các loại thuốc Diboxylin 2SL, Rovral 50WP, Tilral 500WP và một số thuốc trừ bệnh nhóm gốc đồng như Bordeaux, Copper Zine...

 


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Sâu Hại Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Sâu Hại

Bắt bướm hay rầy trưởng thành bằng vợt hay bẫy đèn, ngắt ổ trứng các loại sâu và các lá có mang sâu. Duy trì và bảo vệ các sinh vật có ích như ếch nhái, nhện, bọ rùa, dế nhảy, muỗm muỗm, bọ xít mù xanh, bọ xít nước, kiến ba khoang, ong mắt đỏ, ong kén trắng, ong đen, ong xanh, ong đùi, nấm tua, nấm xanh, nấm phấn trắng, v.v. bằng cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu khi trên ruộng xuất hiện nhiều loài thiên địch. Nếu bắt buộc phải phun thuốc khi có dịch thì phải chọn loại thuốc chọn lọc ít độc đến thiên địch.

28/10/2013
Khắc Phục Rầy Nâu Và Rầy Lưng Trắng Khắc Phục Rầy Nâu Và Rầy Lưng Trắng

Nhiều diện tích lúa chiêm xuân ở miền Bắc đang trong thời kỳ phân hóa đòng. Tuy nhiên, rầy nâu rầy lưng trắng đã phát sinh ở một số giống và chân ruộng với mật độ từ 300 đến 800 con/m2.

28/10/2013
Phòng Chống Bệnh Đạo Ôn Gây Hại Cho Lúa Phòng Chống Bệnh Đạo Ôn Gây Hại Cho Lúa

Bệnh cháy lá lúa là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây lúa, còn được gọi là bệnh đạo ôn. Khi dịch cháy lá xảy ra trên diện rộng thì sự thiệt hại đến năng suất và sản lượng sẽ thấy rất rõ nét và có ý nghĩa quan trọng đến kinh tế. Tác nhân gây bệnh có thể tấn công mọi giai đoạn của cây lúa; bắt đầu từ giai đoạn mạ hoặc sau khi gieo sạ cho đến trước trổ thì gọi là bệnh cháy lá.

28/10/2013
Quy Luật 2 Xanh - 2 Vàng Của Ruộng Lúa Năng Suất Cao Quy Luật 2 Xanh - 2 Vàng Của Ruộng Lúa Năng Suất Cao

- Bón phân đợt 2 sớm (18-20NSS), không đợi cấy dặm xong mới bón. Tác dụng của việc bón phân đợt 2 chủ yếu để nuôi những nhánh đã đẻ trước đó (chủ yếu là 2 ngạnh trê) đủ dinh dưỡng, khỏe, mập, mạnh để sẵn sàng trở thành những chồi cho bông về sau. Các nhánh đẻ muộn về sau, do bón phân đợt 2 sớm nên ruộng lúa sẽ hết phân lúc các nhánh phụ này có dưới 3 lá sẽ tự chết. Điều này tạo thành ruộng lúa ít có lá ủ (lá chưn), thông thoáng, các nhánh chính thì khỏe, mập, mạnh về sau sẽ cho bông dài, nhiều hạt (bông cái có trên 100 hạt và 2 ngạnh trê có từ 40-60 hạt).

29/10/2013
SÂu Cuốn Lá Lớn SÂu Cuốn Lá Lớn

- Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm, mới đẻ có màu tro sau có màu nâu vàng, bề mặt có vân, khi sắp nở có màu đen tím. - Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu lớn hơn thân. Khi sâu nở ra ăn vỏ trứng rồi bò ra đầu, mép lá nhả tơ dệt thành bao nấp ở đó. Sâu tuổi lớn hơn tiếp tục dệt các lá kế cận thành một bao lớn nằm ở trong gặm lá.

29/10/2013