Những đột phá trong nuôi trồng thủy sản
Hiệu quả và bền vững đang là yêu cầu cấp bách được đặt ra đối với công nghiệp nuôi trồng thủy sản toàn cầu, đặc biệt là trong giai đoạn thủy sản phát triển nhanh như hiện nay. Đến nay, đã ghi nhận 5 đổi mới giúp cải thiện thực trạng của ngành này.
Những năm gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ diễn biến phức tạp dẫn đến rủi ro trong nuôi tôm cao, chi phí nuôi tôm ngày càng tăng. Trước tình hình này, mô hình nuôi tôm an toàn sinh học bằng cách tận dụng bã mía được xem là giải pháp nuôi tôm mới, bước đầu mang lại hiệu quả.
Hải sâm cát (Holothuria scabra) là loài thân mềm, sống ở vùng nước nông ven biển, có giá trị dinh dưỡng cao, được sử dụng nhiều trong y học. Do thức ăn chủ yếu của hải sâm là mùn bã hữu cơ nên hải sâm được nuôi ghép với các loài tôm, cá khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Dự án iLAP xây dựng trại nuôi tôm hùm lớn nhất thế giới tại Semporna, Sabah đã đánh dấu một mốc quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản của Malaysia. Không chỉ tạo ra chuyển biến tích cực trong việc gia tăng thu nhập cho dân vùng Sabah, giờ đây Malaysia được cả thế giới biết đến là một vựa tôm hùm giống chất lượng tốt nhất châu Á.
Khai thác sử dụng đèn chiếu sáng để thu hút mực xà và sử dụng lưới chụp 4 mực tăng gông; đây là công nghệ mới mang lại sản lượng cao và thu được mực cỡ lớn.
Năm 2014, các vùng đất chuyển dịch tôm – lúa ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau trúng đậm vụ tôm càng xanh nuôi xen trên ruộng lúa trong mùa mưa. Năm nay, ngoài huyện Thới Bình, nhiều địa phương khác ở Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời cũng hưởng ứng theo. Đây là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ bà con nông dân đã ý thức và biết tận dụng khai thác tiềm năng đất đai theo lợi thế sinh thái từng mùa để tăng thêm thu nhập.
Với mật độ nuôi 400 con/m2, kỹ sư Đinh Vũ Hải đã thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ở quê hương công tử Bạc Liêu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá lóc bị gù lưng, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là việc lựa chọn thức ăn không phù hợp, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá, gây dị tật gù lưng.
Trong nghề nuôi tôm sú, thường gần đến cuối vụ chuẩn bị thu hoạch, người nuôi ít chú ý các vấn đề như: yếu tố môi trường, vệ sinh ao, không bổ sung vi lượng, khoáng chất dẫn đến chất lượng tôm thu hoạch không cao, con tôm không đẹp, bị đóng rong, mòn đuôi (sâu đuôi), mềm vỏ, cụt râu …
Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản đối với các tỉnh nghèo ở miền trung có tiềm năng đất đai. Tuy nhiên, để phương thức sản xuất này phát triển an toàn, bền vững, đòi hỏi các tỉnh phải có quy hoạch vùng nuôi và sớm giải quyết những vướng mắc.
Cá tầm đã được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với tỉnh Quảng Ngãi thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại huyện miền núi Sơn Tây. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây thực hiện và được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng về một giống vật nuôi mới mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân.
Google đã tham gia chống khai thác thủy sản bất hợp pháp bằng công cụ mới, cho phép công chúng biết địa điểm các tàu khai thác hoạt động trên toàn cầu thông qua mạng internet, Wall Street Journal cho biết.
rong nhiều năm qua, mục tiêu chính của ngành công nghiệp nuôi tôm Ấn Độ là tập trung phát triển nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Lợi ích kinh tế cao từ việc nuôi tôm sú dẫn đến mật độ thả ngày càng cao và sử dụng con giống kém chất lượng đã làm cho mối nguy về dịch bệnh xảy ra liên tục.
Thực vật phù du là nguồn thức ăn quan trọng trong nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng hải sản. Cả hai hệ thống nuôi đều sử dụng thực vật phù du làm thức ăn. Trong nuôi trồng thủy sản, thực vật phù du được phát triển và nuôi cấy thông qua quy trình thích ứng khác nhau, tác giả Ông Prakash Chandra Behera, Giám đốc kỹ thuật (nuôi trồng thủy sản Division) PVS Group, Ấn Độ cho biết.
Luân canh tôm – lúa là hình thức nuôi tôm được đánh giá hiệu quả và bền vững ở khu vực ĐBSCL. Hiện nay, xuất phát từ thực tiễn và được khoa học kỹ thuật hỗ trợ, tại đây đã xuất hiện thêm một số phương thức nuôi tôm khác cũng được đánh giá cao.
Trang trại nuôi tôm khổng lồ ở Hawaii (Mỹ) là một trong những nguồn cung cấp lớn nhất thế giới về tôm giống chọn lọc, tôm giống sạch bệnh.
Nuôi tôm nước lợ là một trong những nhóm đối tượng chủ lực đã được xác định của Ngành thủy sản Việt Nam. Xu hướng phát triển của ngành tôm thế giới cũng đi theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm đạt hiệu quả về năng suất và đảm bảo chất lượng. Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc là đơn vị đã và đang ứng dụng nhiều công nghệ vượt trội trong lĩnh vực này.
Tại hội thảo ở Haifa (Israel) tháng 1/2015, các nhà khoa học đã chứng minh việc xây đảo nhân tạo nuôi trồng thủy sản trên biển sẽ mang lại viễn cảnh tươi đẹp cho sự phát triển kinh tế ven biển và ngoài khơi Israel.
Trong vài năm gần đây, Hội chứng tôm chết sớm (EMS) đã tàn phá nhiều trại nuôi tôm ở châu Á. Đây là căn bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm. Tôm bị nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện ruột và dạ dày rỗng, gan tụy bị tổn thương khiến tôm chết hàng loạt. Tỷ lệ tử vong lớn do dịch gây ra khiến sản lượng tôm toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng trong những năm qua.
Từ năm 1999, khi Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh thành công thì phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, ngày càng mở rộng và khởi sắc. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh trên 10 ngàn héc-ta, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú. Tuy có bước phát triển nhưng nghề nuôi tôm cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.