Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thành tích: bổ sung khoáng vi lượng cải thiện năng suất gà

Yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thành tích: bổ sung khoáng vi lượng cải thiện năng suất gà
Tác giả: Ecovet Team (biên dịch)
Ngày đăng: 25/10/2018

Chọn lọc kiểu gen đã làm tăng đáng kể hiệu suất của gà thịt và gà mái giống, điều này làm tăng nhu cầu về chất dinh dưỡng bổ sung trong khẩu phần. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng có trách nhiệm bảo đảm sức khoẻ và năng suất của đàn cũng như chất lượng của trứng và gà con. Các khoáng vi lượng như kẽm, đồng và mangan là các khoáng thiết yếu để bảo đảm năng suất động vật. Chúng hoạt động như các đồng phân enzyme và là các thành phần của metalloenzyme.

Kẽm là một thành phần hoặc hoạt chất của hàng trăm enzyme và rất cần thiết đối với nhiều phương diện tăng trưởng, bao gồm tổng hợp DNA. Kẽm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tổng hợp hai protein chức năng quan trọng, chính là collagen và keratin. Các protein này có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển phôi thai và gà con mới nở. Collagen là protein cấu trúc chính của các mô bên trong, bao gồm sụn và xương. Keratin là protein cấu trúc của lông, da, mỏ và móng. Kẽm cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của gà con vì nó ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Sự thiếu hụt hoặc thừa kẽm có liên quan đến chứng chán ăn.

Đồng là chất thiết yếu cho sinh sản và phát triển phôi thai và đóng một vai trò quan trọng trong liên kết chéo giữa collagen và elastin. Mangan cũng rất cần thiết cho sự phát triển và khả năng sinh sản. Nó cũng rất quan trọng đối với sự phát triển xương phôi thai cũng như xương gà con mới nở.

Khi xem xét sự hình thành và tình trạng nguyên vẹn của vỏ trứng, kẽm, đồng và mangan là những thành phần quan trọng đối với vỏ trứng khỏe mạnh. Thiếu kẽm có thể làm giảm trọng lượng và sức bền của vỏ vì kẽm tham gia cung cấp ion cacbonat trong quá trình hình thành vỏ. Trong quá trình các sợi màng vỏ phân bố, sự thiếu hụt đồng có thể dẫn đến biến dạng hình thái trứng và gây ra các đặc tính cơ học bất thường. Ngoài ra, mangan kích hoạt một enzyme tham gia vào việc tạo ra glycosaminoglycan, là thành phần của proteoglycan. Các proteoglycan có mặt trong màng của vỏ trứng và tham gia vào việc kiểm soát cấu trúc và kết cấu của nó.

Kẽm, đồng và mangan đóng một vai trò quan trọng kể cả khi hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp trong hỗ trợ tăng trưởng, hình thành và duy trì tính toàn vẹn của mô. Do đó, việc bổ sung cho gà mái các nguồn chelat có đặc tính sinh học cao sẽ không chỉ cải thiện chất lượng trứng của gà mái mà còn tăng tỷ lệ nở cũng như chất lượng gà con.

Tăng tính năng sinh học của các khoáng chất có thể cải thiện năng suất, sự phát triển mô và tính nguyên vẹn của vỏ trứng; như đã thấy sức chịu lực của vỏ trứng, khả năng nở, sự phát triển phôi và chất lượng gà con được cải thiện; cũng như tăng cường đáp ứng miễn dịch với vắc xin và tăng hiệu suất, tất cả được phản ánh thông qua quá trình tăng trưởng và sự chuyển đổi thức ăn được cải thiện. Đặc tính sinh học của các khoáng vi lượng chelat tăng lên có thể làm giảm các phản ứng đối kháng với các thành phần dinh dưỡng khác trong đường tiêu hóa. Về việc sử dụng một nguồn khoáng vi lượng chelat, ví dụ như kim loại methionine hydroxy analog chelate (MMHAC), cho phép chuyên gia dinh dưỡng giảm lượng khoáng vi lượng trong thức ăn, trong khi vẫn đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng của động vật và cải thiện các chỉ tiêu sản xuất chính.

Sản lượng trứng, độ bền vỏ trứng và khả năng nở

Nghiên cứu được thực hiện ở gà mái giống trong điều kiện thương mại cho thấy những cải tiến đáng kể đối với các thông số sản xuất chính ở gà mái cho ăn MMHAC. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng có sự gia tăng 4,1 phần trăm tổng sản lượng trứng trên mỗi chuồng gà và tăng 4,9% gà con nở ra trên mỗi chuồng gà nhờ bổ sung MMHAC trong khẩu phần cho thấy tốt hơn nguồn khoáng vi lượng vô cơ (ITM) như kẽm, đồng và mangan (Hình 1). Thêm vào đó, sự cải thiện đồng đều độ bền vỏ trứng đã được chứng minh ở trứng của những con gà mái giống được cho ăn MMHAC trong suốt thời gian 80 tuần thử nghiệm (Hình 2).

Hình 1. Ảnh Hưởng Của ITM So Với MMHAC Zn, Cu Và Mn Trên Tổng Sản Lượng Trứng Và Khả Năng Nở Trên Từng Chuồng Gà.

Hình 2. Ảnh Hưởng Của Sự Bổ Sung ITM So Với MMHAC Zn, Cu Và Mn Đối Với Sức Bền Vỏ Trứng.

Các kết quả này khuyến khích thay thế ITM tiêu chuẩn bằng MMHAC ở mức bổ sung thấp hơn để tăng hiệu suất và độ cứng vỏ trứng trong giai đoạn gà đẻ, đặc biệt là sau 60 tuần tuổi khi sản lượng trứng bắt đầu giảm.

Nghiên cứu bổ sung đã được thực hiện trên 15.200 con giống nặng cân được so sánh với các kết quả từ việc bổ sung các khoáng vi lượng như MMHAC hoặc hợp chất sulfate/oxide. Đối với gà được cho ăn thức ăn chứa MMHAC, tỷ lệ phôi sống ở 18 ngày được cải thiện và tỷ lệ nở tăng khoảng 2% ở 36 tuần tuổi (Hình 3).

ITM MMHAC Cải thiện (%) Giá trị P
Tỷ lệ phôi sống ở 18 ngày tuổi 82 83.1 1.3 0.06
Tỷ lệ s6ong1 của phôi từ 18 đến 21 ngày (%) 88.8 89.2 0.5 0.41
Tổng tỷ lệ nở (%) 72.7 74.1 1.9 0.04

Hình 3. Ảnh Hưởng Của Thức Ăn Chứa ITM So Với MMHAC Zn, Cu Và Mn Đối Với Tỷ Lệ Nở*.

Sự phát triển phôi

Điều quan trọng là phải nhận biết rằng phôi phát triển bên ngoài cơ thể gà mái. Do đó, hàm lượng khoáng trong lòng đỏ trứng rất quan trọng cho quá trình phát triển tối ưu của phôi và sinh trưởng của gà con. Trong một nghiên cứu thực nghiệm, nguồn vô cơ như kẽm, đồng và mangan được thay thế bằng MMHAC tương ứng ở mức đã giảm, sau đó người ta đo hàm lượng khoáng của lòng đỏ trứng (Hình 4).

Khoáng vi lượng ITM1 MMHAC2 Sự khác biệt (%) Giá trị P
Kẽm, mg/kg 40 42 +5% 0.036
Đồng, mg/kg 2.6 3.2 +23% 0.06
Mangan, mg/kg 0.85 0.91 +7% NS3

1-Mức bổ sung ITM (mg/kg) 30:10:30 Zn/Cu/Mn

2-Mức bổ sung ITM (mg/kg) 20:10:20 Zn/Cu/Mn

3NS: Không đáng kể

Hình 4. Ảnh Hưởng Của Thức Ăn Chứa ITM So Với MMHAC Zn, Cu Và Mn Đối Với Hàm Lượng Khoáng Trong Trứng (Hiệu Ứng Nguồn).

Thí nghiệm này cho thấy người chăn nuôi có thể cải thiện sự phát triển của phôi bằng cách cải thiện nguồn cung cấp khoáng vi lượng cho phôi, đồng thời giảm hàm lượng khoáng chất tổng thể của khẩu phần. Với tác động sinh lý của khoáng vi lượng, nó có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển miễn dịch và khả năng sinh tồn của gà con. Mối quan hệ này có thể được đánh giá thêm bằng cách đo mức độ khoáng hoá xương mới nở.

Khả năng sống của gà con

Trong một thử nghiệm tiến hành ở gà thịt giống, gà được cho ăn bằng bốn phương thức cung cấp khoáng khác nhau. Độ dày xương ống chân và xương đùi sau đó được đo trên gà mới nở từ gà mái mẹ 33 tuần tuổi sau khi cho ăn khẩu phần 11 tuần (Hình 5).

Hình 5. Độ dày xương ống chân và xương đùi tăng lên khi sử dụng bổ sung MMHAC.

Trong khi đó, tăng nguồn cung cấp vô cơ các loại khoáng vi lượng không có ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, việc bổ sung hàm lượng MMHAC thấp so với ITM đối chứng cho thấy sự gia tăng độ dày của xương đùi. Ngược lại, khi chỉ có hàm lượng MMHAC thấp hơn trong khẩu phần, làm tăng đáng kể (P <0,05) độ dày của xương ống chân và xương đùi, do đó làm tăng khả năng sống của gà con.

Để tiếp tục cải thiện khả năng sinh trưởng của gà con bằng cách đưa MMHAC vào khẩu phần ăn, một thử nghiệm riêng biệt đã được tiến hành để phân tích hiệu quả tăng trưởng của gà con 42 ngày tuổi từ gà mái được cung cấp các nguồn khoáng vi lượng khác nhau. Những con gà trống khỏe mạnh nở ra được chọn ngẫu nhiên và cho ăn thức ăn thương mại phổ biến với các nguồn khoáng vô cơ. Sau khi phân tích, việc cho gà thịt giống ăn MMHAC đã làm tăng trọng lượng cơ thể, lượng ăn vào và khả năng chuyển đổi thức ăn ở gà con 42 ngày tuổi (Hình 6).

ITM MMHAC Cải thiện (%) Giá trị P
Thể trọng, kg 2.099 2.247 7% 0.051
Lượng ăn vào, kg 3.575 3.723 4% 0.446
Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn 1.704 1.671 2% 0.014

Hình 6. Hiệu Quả Sinh Trưởng Của Gà Con 42 Ngày Tuổi Từ Gà Mẹ Giống Được Cho Ăn Các Nguồn Khoáng Khác Nhau.

Tóm lược

Các khoáng vi lượng như kẽm, đồng và mangan đóng một vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khoẻ và năng suất của gia cầm giống. Bổ sung khoáng vi lượng chelat của MINTREX® (MMHAC) vào khẩu phần ăn tối đa hóa sản lượng trứng và khả năng trứng nở từ gà mẹ 80 tuần tuổi so với các nguồn khoáng hữu cơ và vô cơ khác. Thêm vào đó, việc bổ sung MINTREX vào khẩu phần ăn của con giống giúp tăng hàm lượng khoáng chất trong lòng đỏ trứng để làm nguồn dự trữ cho quá trình phát triển của gà con. Kết quả là sự hình thành các thành phần cấu trúc chính, như collagen và xương được tăng cường, cũng như tăng khả năng sống của gà con mới nở. Việc bổ trợ chất dinh dưỡng bổ sung này giúp cho gà con đạt được hiệu quả gen của nó. Các dạng của MINTREX có tính sinh học cao đạt hiệu quả tốt hơn ở nồng độ thấp so với các nguồn vô cơ, do đó làm giảm tác động môi trường và tăng khả năng sinh lợi từ việc gây giống.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 1 Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 1

Chăn nuôi gà an theo hướng toàn sinh học (ATSH) nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường do đó công tác tiêu độc vệ sinh sát trùng

23/10/2018
Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 2 Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 2

Gà là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rữa.

23/10/2018
Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 3 Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học - Phần 3

Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.

23/10/2018
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.