Xuất Khẩu Sang Mỹ Việt Nam Lại Khổ Vì Bán Quá Rẻ...
Ở Mỹ có những tập đoàn cho rằng cá của Việt Nam giá rẻ làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của họ, họ kiện và Bộ thương mại Mỹ và Trung tâm thương mại của họ can thiệp.
Chiêu mua rẻ, bán rẻ ép giá nông dân
Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia nông nghiệp GS Võ Tòng Xuân cho biết, khi áp thuế chống bán phá giá tức là theo giá vốn của mình làm ra, nếu giá vốn thấp quá thì họ phải kê thêm thuế để hàng của mình không đè bẹp hàng của các doanh nghiệp ở nước đó.
“Họ đã tính toán chi phí sản xuất ra một kg cá tra ở Việt Nam so với các nước khác như Indonesia chẳng hạn để thấy giá của Việt Nam quá rẻ”, GS Võ Tòng Xuân nói.
GS Võ Tòng Xuân cũng cho biết, với mặt hàng cá tra và các mặt hàng thủy sản thậm chí là với nhiều mặt hàng xuất khẩu nông sản thời gian vừa qua xảy ra tình trạng doanh nghiệp ép giá, thu mua của nông dân, người nuôi trồng thủy hải sản với giá rẻ sau đó bán ra với giá rẻ. Do trên thị trường cá có quá nhiều, nếu giữ lại lâu các doanh nghiệp sẽ thua lỗ, đồng thời họ không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp từ các nước khác về chất lượng nên sẽ bán rẻ.
Căn cứ trên giá rẻ đó Mỹ mới tính toán áp thuế để làm sao qua bên Mỹ giá không thấp hơn giá bên đó nhiều để nông dân họ có thể bán được. Theo đó, bản thân doanh nghiệp cũng có thể sẽ phải chịu lỗ tuy nhiên, theo GS Võ Tòng Xuân, doanh nghiệp sẽ không dại gì lỗ nhiều, chủ yếu là nông dân gánh chịu khi chi phí cho thức ăn, đầu ra không ổn định.
Nguyên nhân sâu xa của điều này, theo lý giải của GS Võ Tòng Xuân chính là do kiểu cách các doanh nghiệp Việt Nam, thương lái của Việt Nam buôn bán với thương lái Trung Quốc thời gian qua, mua ồ ạt với giá rẻ nhất, không quan tâm tới chất lượng sản phẩm.
Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố lại kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với sản phẩm philê cá tra đông lạnh nhập từ Việt Nam. Lý do của cơ quan này là trước đó, họ đã sai sót trong quá trình tính toán.
Mức thuế chống bán phá giá riêng rẽ của công ty bị đơn bắt buộc là Vĩnh Hoàn Corp được giảm xuống 0% thay vì 0,03 USD một kg trước đó. Trong khi đó, các công ty bị đơn tự nguyện đều tăng so với mức thuế cuối cùng đã công bố hồi cuối tháng 3, từ 0,42 USD mỗi kg lên mức 1,2 USD.
Thuế suất đối với sản phẩm cá tra của doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là Công ty Cổ phần Hùng Vương vẫn giữ nguyên 1,2 USD một kg. Trong khi thuế suất chung toàn quốc là 2,11 USD. Trước đó, trong kết quả công bố hồi tháng 3, thuế chống bán phá giá cá tra đối với các doanh nghiệp Việt được giảm từ mức 0,99 USD một kg xuống còn 0,42 USD.
Sức cạnh tranh yếu
Theo quan điểm của PGS TS Nguyễn Văn Nam - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại nêu quan điểm về vấn đề này rằng, Việt Nam không làm được gì vì Mỹ đã quy định, trong quá trình họ đề xuất xem xét mình có hợp tác và trình bày thế nào để đưa ra mức thuế hợp lý.
Ông cho biết, việc tăng thuế chống bán phá giá sẽ gây khó khăn cho người nuôi cá và chế biến vì giá xuất khẩu vào Mỹ có thể giữ nguyên nhưng do thuế khiến giá bán tăng, sức cạnh tranh sẽ yếu đi, doanh nghiệp Mỹ nhập khẩu để phân phối cá tra sẽ giảm hàng đi.
“Đây không phải là lần đầu tiên, Mỹ nâng mức chống bán phá giá, Mỹ cho rằng Việt Nam bán với giá quá rẻ xuất phát từ những vụ kiện của các doanh nghiệp nuôi và chế biến cá da trơn tại Mỹ. Ở Mỹ có những tập đoàn cho rằng cá của Việt Nam giá rẻ làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của họ, họ kiện và Bộ thương mại Mỹ và Trung tâm thương mại của họ can thiệp. Đây là công cụ bảo hộ trá hình của Mỹ đối với các doanh nghiệp của họ”, ông Nguyễn Văn Nam bày tỏ quan điểm.
Bài toán đặt ra là nếu doanh nghiệp Việt Nam bán với giá cao hơn lại không cạnh tranh được, ít người mua. Điều này còn do cả công ty nhập khẩu của Mỹ, muốn lãi nhiều lại nhập của Việt Nam với giá rẻ nhưng khi nhập giá rẻ rồi nó cũng bán với giá cạnh tranh hơn nên mới bị kiện.
“Những doanh nghiệp chế biến cá ở Việt Nam và người nuôi cá của Việt Nam muốn giữ được thị phần lại tiếp tục phải giảm giá và tiếp tục thua lỗ, người nông dân nuôi cá tra sẽ là người phải chịu thiệt hại và thua lỗ cuối cùng”, PGS TS Nguyễn Văn Nam nói.
Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam Vasep cho biết trong cuộc trao đổi với PV báo Đất Việt rằng, Hiệp hội đang làm việc với luật sư vì phía Mỹ cũng chưa có giải trình cụ thể để ra kết quả này.
“Việc đầu tiên là Vasep sẽ làm việc với luật sư để biết nội dung đằng sau việc điều chỉnh này, mình phải biết căn nguyên rồi mới biết có bước tiếp theo”, ông Hữu Dũng nói.
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Dũng, với mỗi mặt hàng, giá là do thị trường quyết định còn bán giá thấp với phá giá là khác nhau. Luật pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ rất phức tạp và giả tạo.
Có thể bạn quan tâm
Đó cũng là nhận định của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Bởi theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) khoảng 100 ngàn tấn tiêu, sản lượng hồ tiêu trong nông dân và doanh nghiệp cất trữ chỉ còn khoảng 30 ngàn tấn.
Sau hơn 2 năm đưa cây gừng lên với bà con nông dân huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) theo Dự án 3PAD với mục tiêu thiết lập mô hình phát triển nông lâm nghiệp bền vững.
Hiện nay, nhu cầu rau an toàn (RAT) của người tiêu dùng rất lớn. Tuy nhiên, người trồng RAT trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ, rất cần sự hỗ trợ từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương.
Sau khi thuế xuất khẩu mặt hàng sắn về 0% từ 5/9, mặt hàng này đã trở thành nông sản xuất khẩu có giá trị tăng mạnh nhất trong 9 tháng vừa qua.
Đến nay, Hưng Yên đã cơ bản thu hoạch xong toàn bộ diện tích nhãn. Theo đánh giá sơ bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT, sản lượng nhãn toàn tỉnh năm nay ước đạt 35 nghìn tấn, giảm khoảng 5 nghìn tấn so với vụ trước nhưng giá bán cao hơn từ 5 - 10 nghìn đồng/kg.