Trang chủ / Thống kê / Thống kê nông sản

Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm sang các thị trường chủ đạo đều tăng

Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm sang các thị trường chủ đạo đều tăng
Tác giả: Thủy Chung
Ngày đăng: 15/07/2020

Sáu tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 3,52 triệu tấn gạo, tương đương 1,72 tỷ USD, giá trung bình 487,6 USD/tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 6/2020 đạt 450.407 tấn, tương đương 227,26 triệu USD, giá trung bình 504,6 USD/tấn, giảm mạnh 53% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 5/2020 và cũng giảm 2,3% về giá; so với tháng 6/2019 cũng giảm 24,8% về lượng, giảm 14,4% về kim ngạch nhưng tăng 13,9% về giá.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 3,52 triệu tấn gạo, tương đương 1,72 tỷ USD, giá trung bình 487,6 USD/tấn, tăng cả về lượng, giá và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019, với mức tăng tương ứng 5%, 13% và 18,6%.

Philippines là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của Việt Nam chiếm 39% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước và chiếm 36,9% trong tổng kim ngạch, đạt 1,38 triệu tấn, tương đương 634,26 triệu USD, giá 460,9 USD/tấn, tăng 12,9% về lượng, tăng 30% về kim ngạch và tăng 15,2% về giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm gần 13% trong tổng lượng và chiếm gần 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, đạt 457.538 tấn, tương đương 274,37 triệu USD, giá trung bình 599,5 USD/tấn, tăng mạnh 58,5% về lượng, tăng 88,9% về kim ngạch và tăng 19,2% về giá so với cùng kỳ.

Xuất khẩu sang Malaysia giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 11,7% về giá và tăng 5,9% kim ngạch so với cùng kỳ, với 342.417 tấn, tương đương 146,76 triệu USD, giá 428,6 USD/tấn chiếm gần 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so cùng kỳ năm trước; trong đó tăng cao ở một số thị trường như: Senegal tăng gấp 28,5 lần về lượng và gấp 19,5 lần về kim ngạch, mặc dù chỉ đạt 41.149 tấn, tương đương 14,58 triệu USD. Xuất khẩu sang Tây Ban Nha cũng tăng 267,8% về lượng và tăng 321,7% về kim ngạch, đạt 993 tấn, tương đương 0,53 triệu USD; Xuất khẩu sang Indonesia tăng 114,7% về lượng và tăng 177,3% về kim ngạch, đạt 45.211 tấn, tương đương 25,89 triệu USD; sang Pháp tăng 156,8% về lượng và tăng 169,1% về kim ngạch, đạt 2.273 tấn, tương đương 1,34 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu gạo sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Brunei giảm gần 94% cả về lượng và kim ngạch, Algeria giảm 93,5% cả về lượng và giảm 89,9% kim ngạch; Angola giảm 71,5% về lượng và giảm 62,6% kim ngạch.


Có thể bạn quan tâm

Giá gạo ngày 13/7/2020 giảm nhẹ, áp lực cạnh tranh xuất khẩu Giá gạo ngày 13/7/2020 giảm nhẹ, áp lực cạnh tranh xuất khẩu

Giá gạo nguyên liệu xuất khẩu hôm nay tiếp tục giảm nhẹ so với cuối tuần trước, nguồn cung gạo đang dần dần được cải thiện.

14/07/2020
Thị trường dầu cọ thế giới ngày 13/7/2020: Giá tăng trở lại Thị trường dầu cọ thế giới ngày 13/7/2020: Giá tăng trở lại

Giá dầu cọ tại Malaysia ngày 13/7/2020 tăng trở lại lên mức cao nhất gần 3 tuần, do các loại dầu thực vật tăng và thị trường chứng khoán toàn cầu tăng hỗ trợ

14/07/2020
Thị trường dầu cọ thế giới ngày 14/7/2020: Giá tăng 3 phiên liên tiếp do lo ngại nguồn cung Thị trường dầu cọ thế giới ngày 14/7/2020: Giá tăng 3 phiên liên tiếp do lo ngại nguồn cung

Giá dầu cọ tại Malaysia ngày 14/7/2020 tăng phiên thứ 3 liên tiếp, được hỗ trợ bởi lo ngại nguồn cung và đồng ringgit suy yếu

15/07/2020