Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi tôm

Xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi tôm
Tác giả: Kim Sơ
Ngày đăng: 11/04/2019

Đó là khuyến cáo của Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản tỉnh Phú Yên khi kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường nước đợt 2/2019 tại vùng nuôi huyện Đông Hòa cho thấy các chỉ tiêu môi trường nằm ngoài ngưỡng giới hạn cho phép.

Bà con bắt đầu thả nuôi đợt đầu

Theo đó, chỉ tiêu độ mặn thấp, dao động từ 2 - 3‰ không phù hợp cho nuôi tôm tại Phước Giang, xã Hòa Tâm và cầu Ông Đại, xã Hòa Xuân Đông. Chỉ tiêu NH3 dao động 0,52 - 1,35mg/l, vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại vùng nuôi Phước Long, Phước Giang, xã Hòa Tâm và cầu Ông Đại. Chỉ tiêu PO4 (dao động 0,21 - 0,47mg/l) cũng vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại các vùng nuôi tại Bãi Ngọn, Vũng Tàu, thuộc xã Hòa Hiệp Nam và cầu Ông Đại.

Trong khi đó, hàm lượng DO dao động 0,21 - 0,47mg/l thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép tại vùng nuôi Bãi Ngọn, Vũng Tàu và cầu Ông Đại. Mật độ Vibrio spp dao động 1.030 - 3.580 CFU/ml vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại vùng nuôi Bãi Ngọn và Vũng Tàu.

Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên lưu ý người nuôi cần xử lý trước khi cấp và lấy nước vào ao nuôi. Đối với những ao có mật độ Vibrio tổng số vượt ngưỡng có thể khử trùng nước ao nuôi bằng iodine.

Bên cạnh đó, xu hướng thời tiết hiện nay trong khu vực đêm không mưa, ngày nắng nên cần lưu ý duy trì mực nước trong ao nuôi trên 1,5m và duy trì quạt nước ao nuôi tránh hiện tượng phân tầng nhiệt và duy trì oxy trong ao nuôi. Định kỳ cần bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng và chủ động phòng bệnh cho tôm nuôi.

Ngoài ra, để nuôi tôm được hiệu quả người nuôi nên triển khai phương pháp nuôi tôm 2 giai đoạn. Các hộ nuôi có điều kiện hoặc cần thiết xây dựng bể nổi ương tôm từ 15 - 30 ngày rồi mới thả vào ao nuôi thương phẩm nhằm hạn chế bệnh chết sớm trên tôm nuôi.

Tại vùng nuôi tôm nước lợ trên địa bàn huyện Đông Hòa, người nuôi đã bắt đầu thả đợt 1. Tuy nhiên theo người nuôi, do ảnh hưởng thời tiết cũng như môi trường nước chưa ổn nên việc thả giống chậm hơn mọi năm. Theo ông Đỗ Kim Đồng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, toàn huyện chỉ mới thả được 100/1.100 ha.


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ hai giai đoạn tại tỉnh Trà Vinh Kinh nghiệm nuôi tôm thẻ hai giai đoạn tại tỉnh Trà Vinh

Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh 02 giai đoạn được khẳng định mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nuôi 01 giai đoạn, việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ

22/03/2019
Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học cho hiệu quả kinh tế cao Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học cho hiệu quả kinh tế cao

Xu hướng nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đang được nhiều hộ dân ở tỉnh Ninh Thuận áp dụng nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, hạn chế được dịch bệnh

04/04/2019
Astaxanthin vi tảo - Nguồn thức ăn quý giá cho tôm thẻ Astaxanthin vi tảo - Nguồn thức ăn quý giá cho tôm thẻ

Màu đỏ của đuôi và cơ toàn thên ở tôm thẻ chín, sau khi cho ăn các hàm lượng HAX, SAX. Kết quả cho thấy HAX vượt trội hơn SAX

05/04/2019