Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản trong mùa đông

Xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản trong mùa đông
Tác giả: Cao Lệ Hằng
Ngày đăng: 21/11/2019

Mùa đông, bệnh xuất hiện nhiều trên những loài cá như: diêu hồng, rô đầu vuông, rôphi, trê, lóc bông, cá chim trắng… Đây là những loài cá có nguồn gốc nhiệt đới nên khả năng chịu lạnh kém hơn những loài cá bản địa.

Cho ăn hợp lý giảm nguy cơ dịch bệnh. Ảnh minh họa.

Trong những ngày rét đậm vừa qua nhiệt độ môi trường nước có ngày xuống tới 12, 13oC và thấp hơn ở những ao đầm có mặt thoáng rộng. Khi nhiệt độ xuống thấp cá thường không ăn hoặc ăn rất ít, nếu như trước đó việc cho ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho cá yếu hơn, sức đề kháng với môi trường cũng giảm theo. Cá thường tập trung xuống đáy hoặc dạt sát vào bờ ao tránh rét. Tại đáy ao nơi môi trường nước luôn trong tình trạng bất lợi cho cá: thiếu oxy hòa tan, nhiều khí độc gây hại: H2S, CH4, NH3…đồng thời đáy ao luôn là nơi trú ẩn của các vi sinh vật gây bệnh: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…Do vậy khi cá tránh rét sẽ gặp phải hàng loại các yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng. Cá thường ít bơi lội nên đây cũng là cơ hội tốt cho các vi sinh vật ký sinh. Nấm sẽ là ký chủ đầu tiên bám vào da, mang chúng phát triển dần thành các chùm và mức độ phát triển ngày một nhanh hơn trong những ngày ấm áp trở lại. Các động vật ký sinh cũng nhờ nấm mà bám vào da, mang và gây hoại tử da, mang gây nên hiện tượng viêm và cuối cùng là vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập qua da gây bệnh bên trong cơ thể cá. Dấu hiệu bệnh thường thấy trong thời gian này sẽ là các đốm đỏ xuất hiện trên da cá và trên đó xuất hiện các đám nấm mọc tựa như những túm bông. Trong thời gian 3-5 ngày khi bệnh xuất hiện nếu không phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời cá sẽ bị hoại tử nơi những đám nấm mọc. Cá sẽ chuyển bệnh thành hội chứng lở loét và mức độ lan truyền bệnh trong ao hồ sẽ tăng mạnh hơn khi mầm bệnh trong đó ngày một tăng.

Để khắc phục hiện tượng cá bị mắc bệnh trong mùa đông người nuôi thủy sản cần thực hiện các biện pháp sau:

Cần cho cá ăn đầy đủ trong những ngày trước khi rét đậm xảy ra và trong những ngày nắng ấm cần tiếp tục cho cá ăn để nâng cao sức đề kháng cho cá. Cho ăn tăng cường thêm Vitamin C với lượng 30-50g/kg thức ăn, B1 với lượng 20g/kg thức ăn.

Đảm bảo môi trường ao nuôi luôn sạch bằng cách bón vôi định kỳ với lượng 1- 2kg/100m2 ao. Nâng mực nước trong ao đạt tối thiểu đạt 1,5 m.

Khi xuất hiện cá chết cần phải vớt ngay khỏi ao để giảm sự phát tán mầm bệnh. Nếu tỷ lệ xuất hiện bệnh tới 10% cần gom cá lại bằng lưới vây, dùng Iodine với lượng 20 mg/ l và té xuống trong thời gian 15 phút mới tiến hành thả cá ra ao đồng thời khử trùng toàn bộ ao nuôi 

- Hạn chế đánh bắt, kéo lưới, san thưa trong những ngày rét đậm, rét hại để tránh xây sát, gây bệnh cho đàn cá nuôi.

- Tranh thủ những ngày nhiệt độ tăng, thời tiết hửng nắng để cho cá ăn thức ăn giàu Protein, kết hợp bổ sung Vitamin tổng hợp, khoáng chất, hạn chế thức ăn dư thừa gây ra lãng phí, ô nhiễm nguồn nước.


Có thể bạn quan tâm

Cá lăng nha được nông dân nhân giống thành công Cá lăng nha được nông dân nhân giống thành công

Cá lăng nha với giá trị kinh tế cao đã được nông dân Trương Văn Điền (Hồng Ngự, Đồng Tháp) nhân giống thành công, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

20/11/2019
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá tôm nuôi Những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá tôm nuôi

Nuôi tôm không chỉ đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mà còn tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

20/11/2019
Các biện pháp xử lý ao nuôi tôm có kết quả dương tính với bệnh Các biện pháp xử lý ao nuôi tôm có kết quả dương tính với bệnh

Trong quá trình nuôi, bà con phải thường xuyên kiểm tra pH trước và sau khi mưa để điều chỉnh kịp thời. Duy trì pH ở mức thích hợp từ 7,5 - 8,5

21/11/2019