Xử Lý Môi Trường Trong Nuôi Tôm
Đối với ao cũ thì nạo vét sạch lớp bùn đen của vụ trước chuyển xa khỏi ao, sau đó rửa sạch ao và bón vôi. Chú ý, đối với ao đất phèn tiềm tàng khi cải tạo đáy ao không phơi mắng tránh hiện tượng xì phèn. Tẩy rửa ao thật cẩn thận, loại bỏ các chất độc hại của vụ trước, sau đó bón vôi để nâng cao và ổn định độ pH trong đất. Đất có độ pH
Cải tạo ao: Bơm nước, vệ sinh và xử lý ao hồ: - Bơm khô, hút cạn nước, nạo vét bùn đáy, san phẳng đáy ao, tạo mương. - Mương có thể dạng xương cá, dạng bao quanh ao, hoặc dạng chữ I.
- Đối với ao mới đào, sau khi xây dựng xong, cho nước vào rửa 2-3 lần, mỗi lần ngâm 2-3 ngày, quậy sục đáy ao và tháo nước ra. Sau khi tháo hết nước lần cuối thì rải vôi bột khắp đáy và bờ ao.
Bón vôi:
Đối với đất bình thường, pH từ 6-7 dùng 300-500 kg/ha, đất ít chua, pH 4,5 -6 dùng 600-1.000 kg/ha, đất chua nhiều pH 3 - 4,5 dùng 1.000 – 1.800 kg/ha. Sau khi rải vôi xong kiểm tra pH đất bằng pH nước tiến hành cày lật và phơi ao 10-15 ngày nắng liên tục.
Đối với ao cũ thì nạo vét sạch lớp bùn đen của vụ trước chuyển xa khỏi ao, sau đó rửa sạch ao và bón vôi. Chú ý, đối với ao đất phèn tiềm tàng khi cải tạo đáy ao không phơi mắng tránh hiện tượng xì phèn. Tẩy rửa ao thật cẩn thận, loại bỏ các chất độc hại của vụ trước, sau đó bón vôi để nâng cao và ổn định độ pH trong đất. Đất có độ pH
Phơi khô đáy trong vòng 10-15 ngày.
Diệt tạp:
Để loại bỏ các sinh vật gây hại cho tôm. Nước thải được lấy qua lưới lọc, để 2-3 ngày cho các loại trứng nở ra hết rồi tiến hành diệt tạp, có thể dùng rễ cây thuốc cá: 1,5 kg/100 m3 nước, hoặc các sản phẩm có hoạt chất Rotenol, Saponil...
Xử lý nguồn nước:
Xử lý nguồn nước trong ao xử lý. Sau 7-10 ngày, tiến hành diệt cá tạp và xử lý mầm bệnh. Sau 1-2 ngày bơm nước đã xử lý vào ao nuôi và tiến hành gây màu. Khi thấy nước có màu đạt yêu cầu, tiến hành thả tôm.
Gây màu nước: Gây màu nước trong ao bằng cách bón phân, các loại phân thường dùng:
+ Phân vô cơ: urê (45:0:0): 2kg/1.000 m3 ; NPK (20:20:0): 2kg/1.000m3. Lưu ý, các loại phân bón vô cơ đều phải được hoà tan trong nước ngọt rồi tạt xuống ao vào lúc 9-10giờ sáng để kích thích tảo phát triển. Lượng phân trên chia ra bón trong nhiều ngày, lượng phân của ngày hôm sau bằng 50% ngày hôm trước để duy trì sự phát triển của sinh vật phù du.
+ Phân hữu cơ: phân gà, phân chim cút,... ù hoại với vôi bột 15 ngày trở lên, bón 3-5 kg cho 1.000 m2.
+ Hoặc dùng các chế phẩm có bán sẵn như: BOM-D, NT,...
+ Với những ao khó gây màu như vùng đất cát có thểv sủ dụng 0.2kg cám gạo: 0,2kg bột đậu nành rang chín: 1kg bột cá cho 1.000 m3 nước ao nuôi. Tất cả nấu lên hoà nước tạt đều xuống ao vào lúc 9-10 giờ sáng. Mỗi ngày làm một lần.
Khi thấy nước có màu vàng nâu, độ trong đạt 30 – 40 cm, kiểm tra các yếu tố môi trường đảm bảo thì thả tôm.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Txomin Azpeitia Badiola (chuyên gia công nghệ nuôi trồng thủy sản), trong thập niên vừa qua, công nghệ cho ăn tự động đã được ứng dụng rộng rãi tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, đặc biệt phát triển mạnh tại Thái Lan - quốc gia nổi tiếng về nuôi tôm thâm canh với mật độ cao. Lần đầu tiên, máy cho tôm ăn tự động Blue Aqua đã ra đời tại Thái Lan, mang lại nhiều lợi ích cho nghề nuôi tôm.
Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.
Vi khuẩn gây bệnh ở cá chủ yếu là vi khuẩn gram âm, thường gặp là Edwardsiella ictaluri, Speudomonas spp, Aeromonas spp, Flexibacter columnaris… Các vi khuẩn này đều chịu tác động của kháng sinh khi điều trị.
Hội chứng chết sớm ở tôm nuôi (EMS) đã gây ảnh hưởng lớn cho nghề tôm châu Á (từ năm 2009) và Mexico (năm 2013). Gần đây, tác nhân gây bệnh đã được xác định là một chủng Vibrio parahaemolyticus.
Những mô hình nuôi kết hợp cá và tôm nước lợ có tên là "mô hình nuôi nước xanh" đã được thực hành trong 15 năm qua tại Philippin - nơi mà đa số người nuôi tôm áp dụng mô hình nuôi quảng canh, đa đối tượng (như: nuôi kết hợp tôm với cá măng, cua với cá rô phi).