Xu hướng mới phòng trị bệnh tôm theo mô hình an toàn sinh học
Nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đang là xu hướng mới được nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL áp dụng, nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Vùng nuôi tôm bán thâm canh ở ĐBSCL. Ảnh: HP.
Ngày 15/11, Hội nghị Khoa học Thủy sản Việt Nam năm 2019 với chủ đề “Phòng trị bệnh tôm theo mô hình an toàn sinh học”, do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp cùng Vemedim Corporation tổ chức.
Hội nghị nhằm cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật mới đi kèm công nghệ hóa phát triển toàn diện đối với an toàn sinh học.
Đặc biệt là sự tham gia và chia sẻ thông tin cốt lõi của các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về bệnh vi sinh trên tôm.
Bên cạnh đó, các chuyên đề tập trung thảo luận như: Quản lý độc tố trong ao nuôi tôm công nghệ nano nâng cao hiệu quả trong nuôi tôm công nghệ 4.0. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục bệnh phân trắng, bệnh ký sinh trùng bệnh chậm lớn trên tôm.
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ, nhận định: Nuôi tôm siêu thâm canh diện tích nuôi 90.000 ha nhưng năng suất gấp đôi. Xu hướng nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đang được nhiều hộ dân ở ĐBSCL áp dụng nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng, hạn chế được dịch bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích ao nuôi; đồng thời cung cấp sản phẩm tôm sạch và an toàn cho thị trường.
Theo Bộ NN-PTNT, cả nước có trên 2.400 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.855 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 602 cơ sở sản xuất tôm giống tôm thẻ chân trắng. Diện tích nuôi tôm trên 736.000ha, sản lượng trên 762.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2019 dự kiến đạt 4,2 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2016, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm, sâu trên diện rộng và kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực cho sản xuất, người nuôi cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật như sau:
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 110 ha với tổng sản lượng hơn 47.000 tấn cá tra thương phẩm trên diện tích thả nuôi hơn 1.300 ha...
Nằm ven sông Đuống, xã Song Giang (Gia Bình, Bắc Ninh) có điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông. Tuy mới được triển khai từ năm 2014, nhưng đến nay mô hình đã và đang mở ra hướng đi mới cho người nông dân nơi đây, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vươn lên làm giầu trên mảnh đất quê hương.
Những vùng nuôi tôm kém hiệu quả đã được nông dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) đưa giống cua biển thương phẩm vào nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nắng hạn, nước mặn xậm nhập sâu vào nội đồng không thể trồng lúa, nhiều nông dân ở các huyện vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) đã trồng cỏ để cải tạo môi trường trước khi thả tôm nuôi.