Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Xu hướng buôn bán tôm sạch bệnh được tiết lộ

Xu hướng buôn bán tôm sạch bệnh được tiết lộ
Tác giả: 2LUA.VN biên dịch
Ngày đăng: 04/11/2020

Một báo cáo mới về thị trường và các cụm sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh (SPF) toàn cầu đã được công bố ngày hôm nay.

Trại sản xuất tôm giống Vaisakhi Bio Marine ở Ấn Độ. Ảnh: Vaisakhi Bio Marine

Được biên soạn bởi nhà phân tích ngành tôm hàng đầu Willem van der Pijl, bài báo (được tải xuống miễn phí qua https://www.shrimpinsights.com/report-series) bao gồm ước tính về quy mô thị trường và tổng quan về lưu lượng mậu dịch cái kết nối thị trường tôm bố mẹ với các cụm sản xuất. Tiếp theo sau là hồ sơ chuyên sâu của từng quốc gia trong số chín quốc gia sản xuất tôm sạch bệnh lớn nhất, cũng như hồ sơ của 15 công ty sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh lớn nhất.

“Trong các ấn phẩm của mình, tôi luôn có ý định chỉ bám vào các dữ kiện và số liệu. Tôi không nhằm mục đích đánh giá xem ai đang làm tốt hay ai đang làm tệ. Mục đích của tôi là tăng tính minh bạch của ngành và giúp mọi người tìm thấy hướng đi của họ. Để đạt được mục tiêu này, tôi luôn mời các công ty mà tôi sắp viết bài để thể hiện thông tin về công ty của họ một cách tối ưu. Trong khi làm như vậy, tôi cố gắng cân bằng, không khăng khăng đòi công bố những thông tin nhạy cảm của công ty, đồng thời tiến xa hơn một bước so với việc chỉ công bố thông tin trên trang web của công ty,” van der Pijl giải thích với tờ The Fish Site.

“Đối với ấn phẩm này, tôi đã cố gắng thực sự thu hút sự tham gia của các công ty sản xuất tôm bố mẹ trong việc lập ra hồ sơ công ty của họ. Tôi đã cho họ cơ hội thể hiện những thông tin mà họ cho là phù hợp nhất để mọi người biết về công ty của họ. Khi các công ty nhận ra mục tiêu của tôi đối với ấn phẩm này là đem lại lợi ích cho toàn ngành thì hầu hết họ đều mong muốn hợp tác và kiểm tra, hoàn thiện và xác thực hồ sơ công ty của họ,” ông nói thêm.

Tổng quát

Báo cáo tiết lộ rằng số lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ được cung cấp cho thị trường nằm trong khoảng 1,3 - 1,6 triệu con, trị giá lên tới 89 triệu đô la Mỹ trong năm 2019.

Các thị trường lớn nhất dành cho tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1 trong năm 2019 là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia. Phần còn lại bao gồm các nhà sản xuất tôm nhỏ hơn ở châu Á (như Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Sri Lanka và Đài Loan) cũng như một số nhà sản xuất tôm ở Trung Đông, châu Âu và châu Mỹ.

Hiện chỉ có khoảng 15% thị trường tôm bố mẹ toàn cầu được cung cấp bởi các nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1 trong nước, phần lớn được cung cấp bởi tôm bố mẹ nhập khẩu. Ban đầu các cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ được tập trung ở Hawaii, hiện đã có bốn cụm sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ, không chỉ cung cấp trong nước mà còn cung cấp cho thương mại quốc tế như Florida/ Texas, Hawaii, Thái Lan và Mexico.

Willem van der Pijl là một trong những nhà phân tích nổi bật nhất trong lĩnh vực chăn nuôi tôm toàn cầu

Xu hướng

Báo cáo ghi nhận một số xu hướng trong lĩnh vực này mà những xu hướng đó tạo ra những bài đọc vô giá dành cho các nhà đầu tư và nhà sản xuất. Những xu hướng đó bao gồm:

Quy mô thị trường dành cho tôm bố mẹ F1 dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới xuôi theo sự tăng trưởng sản lượng tôm. Thị trường tôm bố mẹ F1 có thể phát triển với tốc độ chậm hơn so với sản lượng tôm nuôi khi hiệu quả sản xuất tôm bố mẹ và tỷ lệ sống sót của tôm bố mẹ và hậu ấu trùng được cải thiện.

Thị phần của tôm bố mẹ F1 được sản xuất trong nước tăng lên với chi phí của tôm bố mẹ F1 được nhập khẩu do sự thành lập của các trung tâm nhân giống hạt nhân (NBCs) và trung tâm nhân giống (BMC) ở châu Á và Trung Đông. Các cơ sở NBC và BMC này có thể thuộc sở hữu địa phương, sở hữu nước ngoài hoặc có thể nằm trong khuôn khổ của quan hệ đối tác liên doanh. Nhiều cơ sở NBC và BMC dự kiến sẽ được thành lập trong những năm sắp tới.

Thị phần ở Trung Quốc đã thay đổi đáng kể theo hướng có lợi cho các nhà cung ứng đến từ bang Florida và Texas. Trong khi xu hướng này khó có thể thay đổi trong chu kỳ ngắn hạn, tùy thuộc vào sự phát triển khả năng chống chịu bệnh tật trong các chương trình nhân giống của các nhà cung ứng đến từ các vùng địa lý khác, các nhà cung ứng có trụ sở tại bang Florida và Texas có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng trong tương lai.

Đối với hầu hết các thị trường ở Nam Mỹ, nhìn chung vẫn không có sự ưa thích đối với tôm bố mẹ sạch bệnh nhiều hơn tôm bố mẹ có tiếp xúc với mầm bệnh (APE). Tuy nhiên, ở những quốc gia đó nơi mà những người nông dân đầu tư vào các hệ thống sản xuất thâm canh nhiều hơn (chẳng hạn như Brazil và Peru) thì những người nông dân này có thể thích sử dụng tôm bố mẹ sạch bệnh hơn vì chúng có hiệu suất tốt hơn trong các hệ thống sản xuất thâm canh so với tôm bố mẹ có tiếp xúc với mầm bệnh (APE).

Ấn Độ

Một trong số những quốc gia được đề cập đến nhiều nhất trong bài báo này chính là Ấn Độ. “Ấn Độ là đất nước có một trong những thủ tục nhập khẩu tôm bố mẹ nghiêm ngặt nhất ở châu Á. Toàn bộ ngành công nghiệp tôm thẻ chân trắng chỉ phụ thuộc vào nhập khẩu tôm bố mẹ. Hiện tại Hệ thống Cải tiến Tôm và Tôm Vịnh Kona đang chiếm lĩnh thị trường. Cơ sở CPF và Benchmark chưa có phương thức tiếp cận thị trường và SyAqua chỉ vừa mới có phương thức tiếp cận đầu năm nay. Tôi đoán rằng sự cạnh tranh sẽ tăng lên trong vài năm sắp tới. Van der Pijl cho biết sự cạnh tranh xảy ra không chỉ giữa các nhà cung ứng từ nước ngoài mà còn từ các cơ sở BMC địa phương của chính phủ Ấn Độ và BMR Blue Genetics nữa."

Báo cáo cho thấy rằng Ấn Độ đã nhập khẩu 233,425 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh trong năm 2019, con số này giảm nhẹ so với năm trước, khi đó nước này nhập khẩu 254,270 con. Sự sụt giảm này là do người nông dân chần chừ trong việc thả nuôi sớm và nói chung trong năm 2019 như trường hợp của năm 2018 lúc tôm bị rớt giá vào tháng 4 năm 2018. Do đó việc thả nuôi đã diễn ra muộn hơn bình thường vào năm 2019 và kéo dài trong vài tháng để giảm thiểu nguy cơ rớt giá ảnh hưởng chung đến vụ mùa đầu tiên của người nông dân.

Hệ thống Cải thiện Tôm và Tôm Vịnh Kona (SIS) đã chiếm lĩnh thị trường tôm bố mẹ nhập khẩu vào năm 2019. Cả hai công ty đều đã cung cấp khoảng 100,000 con tôm bố mẹ. SIS và Vịnh Kona cùng nhau chiếm giữ 86% lượng tôm bố mẹ nhập khẩu trong năm 2019. Các nhà cung ứng quốc tế khác hoạt động trong năm 2019 là Blue Genetics, American Penaeid Inc (API), Sea Products Development (SPD) và Molokai Broodstock Company (MBC). Cơ sở RGCA là cơ sở thuộc sở hữu của chính quyền địa phương và cơ sở BMC do chính phủ điều hành đều chỉ sản xuất hơn 11,000 con tôm bố mẹ vào năm 2019 (xem thêm trong hồ sơ của quốc gia này để thảo luận thêm về RGCA).

Năm 2019, Ấn Độ có 311 cơ sở sản xuất tôm giống được công nhận là cơ sở nhập khẩu tôm bố mẹ. 140 cơ sở trong số này (thuộc về khoảng 120 đến 130 công ty) đã nhập khẩu tôm bố mẹ vào năm 2019.

Vaisakhi là nhà nhập khẩu tôm bố mẹ lớn nhất của Ấn Độ, cơ sở này đã nhập khẩu gần 15,000 con tôm bố mẹ và mua hơn 1,000 con từ cơ sở RGCA vào năm 2019. Công ty có kế hoạch tăng cường nhập khẩu hơn nữa khi đã hoàn thành việc xây dựng một cơ sở sản xuất giống mới. Cùng với trại giống mới này của Vaisakhi thì nhu cầu về tôm bố mẹ của công ty sẽ tăng lên.

Ngoài việc kinh doanh trại giống thì Vaisakhi còn là một trong những tập đoàn chăn nuôi lớn nhất ở Ấn Độ và đang có kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực chế biến trong thời gian sớm.

BMR là nhà nhập khẩu lớn thứ hai trong năm 2019, công ty này chỉ nhập hơn 13,000 con tôm bố mẹ. BMR cũng vận hành cơ sở BMC của riêng mình để nhập khẩu hậu ấu trùng (PPL) của tôm bố mẹ từ Blue Genetics ở Mexico. Với đâu đó khoảng 10,000 đến 25,000 con tôm bố mẹ được sản xuất tại BMC vào năm 2019, BMR là một tay chơi lớn đóng vai trò là nhà cung cấp tôm bố mẹ trong nước. Năng lực sản xuất tôm bố mẹ của nó là 80,000 con tôm bố mẹ hàng năm và có khả năng là sản lượng của công ty này sẽ tăng lên trong vài năm tới.

Tập đoàn Sapthagiri là nhà nhập khẩu tôm bố mẹ lớn thứ ba. Tập đoàn Sapthagiri đã phát triển nhanh chóng bằng cách thâu tóm hoặc cho thuê hết trại giống này đến trại khác và theo các nguồn tin địa phương cho biết thì tập đoàn này hiện có khoảng 15 đến 20 trại ươm giống.

CP Aquaculture của Ấn Độ là nhà thu mua tôm bố mẹ lớn thứ tư. Mặc dù công ty chỉ nhập khẩu 3,600 con tôm bố mẹ nhưng nó cũng là nhà thu mua lớn nhất từ cơ sở RGCA của BMC với mức mua vào 5,200 con tôm bố mẹ vào năm 2019. Tổng số lượng tôm bố mẹ được sử dụng trong năm 2019 của CP Aquaculture lên đến gần 9,000 con.

Báo cáo cũng bao gồm những thông tin chi tiết về những phát triển mới nhất trong lĩnh vực này. “Ishi Marine (một công ty nuôi trồng thủy sản hàng đầu ở Gujarat) tuần trước đã nhập khẩu lô tôm sú Moana bố mẹ đầu tiên và đang bắt đầu vận hành cơ sở BMC sản xuất tôm sú thương mại đầu tiên ở Ấn Độ. Tôi tò mò không biết điều này sẽ có ý nghĩa gì đối với tiềm năng gia tăng sản lượng tôm sú ở Gujarat và các vùng khác của Ấn Độ trong vài năm tới,” van der Pijl phản ánh.

Xu hướng ở Ấn Độ

Các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ có tham vọng tăng sản lượng tôm nuôi từ 600,000 - 700,000 tấn trong năm 2019 lên 1 triệu tấn trong vài năm sắp tới. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tôm bố mẹ từ 234,000 - 260,000 con tôm bố mẹ vào năm 2019 lên 400,000 - 450,000 con tôm bố mẹ trong vài năm sắp tới.

Tôm bố mẹ được sản xuất trong nước sẽ cạnh tranh với tôm bố mẹ nhập khẩu. Tuy nhiên, cùng với năng lực sản xuất hiện tại của địa phương và nhu cầu tổng thể về tôm bố mẹ được dự báo sẽ tăng lên thì nhiều khả năng lượng tôm bố mẹ nhập khẩu sẽ duy trì ổn định hoặc thậm chí tăng nhẹ.

Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu tôm tích hợp sản xuất hậu ấu trùng tôm (PL) trong chuỗi cung ứng và danh mục dịch vụ của họ để có được lòng thành tín giữa những người chăn nuôi và nhà phân phối. Những ví dụ về các công ty sản xuất hậu ấu trùng được tích hợp trong chuỗi cung ứng của họ là Growel, Avanti Feeds, Devi Seafoods, Apex Frozen Foods và Sai Marine.

Sự hợp nhất trong phân khúc trại ươm giống đã được dự báo trước. Trong những năm gần đây, các tập đoàn như Sapthagiri và SVR đã thâu tóm lại các trại giống nhỏ hơn và đang chiếm giữ thị phần. Số lượng các công ty nhập khẩu tôm bố mẹ có khả năng giảm xuống nhưng số lượng nhập khẩu của mỗi tập đoàn lại có khả năng tăng lên.

“Các bài báo của tôi được viết ra dựa theo cách mà cho dù bạn có được thông tin đầy đủ về ngành hay không thì đây là bài đọc hữu ích sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về ngành này. Báo cáo đưa ra cho bạn hồ sơ chi tiết của 15 nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh và hồ sơ chi tiết của các công ty và các quốc gia trong tất cả các quốc gia tham gia vào ngành mậu dịch tôm thẻ chân trắng bố mẹ sạch bệnh. Đây là bài báo toàn diện đầu tiên và duy nhất về phân khúc tôm bố mẹ của ngành chăn nuôi tôm. Đây là bài báo phải đọc dành cho tất cả mọi người đang hoạt động hoặc đang cân nhắc hoạt động trong ngành tôm." Van der Pijl kết luận.

Báo cáo có thể được tải xuống miễn phí qua https://www.shrimpinsights.com/report-series

 


Có thể bạn quan tâm

Cách điều trị rận biển mới nhận được sự chấp thuận của y tế Cách điều trị rận biển mới nhận được sự chấp thuận của y tế

BMK08, một phương pháp điều trị mới chống lại rận biển, đang tiến gần hơn một bước tới việc ra mắt thương mại, đã được khuyến nghị phê duyệt

03/11/2020
Ecuador thắt chặt an toàn sinh học tôm Ecuador thắt chặt an toàn sinh học tôm

Chính phủ Ecuador đã thông báo rằng họ đang đẩy mạnh các biện pháp an toàn sinh học trong các nhà máy chế biến tôm, vì họ tìm cách giành lại quyền tiếp cận

04/11/2020
Ra mắt bộ chuỗi khối (blockchain) dành cho nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh Ra mắt bộ chuỗi khối (blockchain) dành cho nuôi trồng thủy sản ở Bangladesh

Một cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra công nghệ blockchain làm thể nào có thể cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

04/11/2020