Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Xoay xở cải tạo vườn cà phê già cỗi

Xoay xở cải tạo vườn cà phê già cỗi
Tác giả: Minh Châu
Ngày đăng: 08/06/2016

Tự lực tái canh cà phê

Để phục vụ đề án tái canh 27.700ha cà phê của Đăk Lăk, năm 2013, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cam kết cung ứng gói tín dụng hơn 3.000 tỷ đồng. Nhưng đến thời điểm này, dư nợ tái canh mới đạt hơn 44 tỷ đồng, tức là mới chỉ có 1,5% số vốn cam kết tới được với người trồng cà phê. Thực tế cho thấy, hầu hết bà con nông dân vẫn đang tự xoay xở để thực hiện tái canh những diện tích cà phê già cỗi trong vô vàn khó khăn.

Gia đình anh Lê Trọng Tá ở thôn 11, xã Ea Tua, huyện Chư Quynh, có 1,5ha cà phê già cỗi. Anh đã phá bỏ và trồng mới 0,5 sào. Diện tích này đã sinh trưởng và phát triển tốt, nhưng anh Tá vô cùng lo lắng, vì qua đợt nắng hạn kéo dài vừa qua, do thiếu nước tưới nên cà phê càng già cỗi, thất thu trong vụ tới là điều chắc chắn. Anh Tá cho biết, nhiều hộ trong thôn cũng đã tính đến chuyển đổi diện tích cà phê sang trồng cây khác như tiêu, sầu riêng, bơ… Đã gắn bó với cây cà phê nhiều năm nên anh vẫn muốn trồng lại và xen canh các loại cây ăn quả, nhưng hình thức tái canh cuốn chiếu và xen canh của anh không được ngân hàng chấp nhận.

Ông Nguyễn Bắc Hiệp – Chủ tịch Hội  Người sản xuất cà phê tỉnh Đăk Lăk cho rằng, chính sách cho vay vốn để phục vụ tái canh cà phê là rất thiết thực, song cần phải lược bớt những rào cản để nguồn vốn đến được với người nông dân, bằng việc đơn giản hóa các thủ tục, giải ngân trọn gói vốn vay, nâng hạn mức và giảm lãi suất cho vay.

“Diện cà phê già cỗi nhổ bỏ đi, trồng lại 0,5ha này hầu như chúng tôi bỏ vốn ra hết chứ chưa hề biết đến gói hỗ trợ của Nhà nước. Vùng này cà phê già cỗi rất nhiều nhưng nông dân không có vốn để tái canh cà phê. Tôi mong Nhà nước, ngân hàng  tạo điều kiện cho người dân có tiền tái canh cà phê để có năng suất cao hơn” - anh Tá bày tỏ.

Tương tự, gia đình ông Nguyễn Hoàng Cường (ở thôn 4, xã Quảng Tín, huyện Chư Mgar), có 2ha cà phê trồng từ năm 1985. Qua hơn 30 năm khai thác, vườn cà phê đã rất già cỗi, năng suất thấp, nên ông Cường muốn phá bỏ hết trồng lại, nhưng do thiếu vốn. nên mới chỉ tái canh được 4 sào và số tiền để trồng lại diện tích này, gia đình ông phải tự lực huy động.

Không chỉ có ông Tá, ông Cường chưa thể tiếp cận vốn tái canh cà phê của nhà nước, mà còn nhiều hộ trồng cà phê ở Đăk Lăk cũng trong tình cảnh này. Ông Phạm Quang Mười - Trưởng phòng NNPTNT huyện Chư Mgar cho biết, có quá nhiều trở ngại khiến người trồng cà phê chưa thể tiếp cận nguồn vốn để tái canh cà phê, trong đó yếu tố hạn mức và thời hạn vay vốn.

Nông dân muốn vay 1 lần

Vẫn theo ông Mười, cho vay theo thời vụ sản xuất. Năm đầu tiên làm đất trồng mới được vay 80 triệu đồng/ha, năm thứ 2 vay 30 triệu đồng; năm thứ 3 - 4 vay 30 triệu đồng, nghĩa là trong khoảng thời gian đó người trồng vay từ 130 - 150 triệu đồng để tái canh 1ha cà phê. “Như vậy sẽ rất khó khăn, vì họ muốn vay một lần để cân đối tổ chức sản xuất và họ có trách nhiệm thanh toán với ngân hàng. Chính vì khó khăn như vậy, nên đến nay người dân chưa tiếp cận được nguồn vốn này” - ông Mười nói.

Là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ cấp vốn tái canh cà phê cho nông dân, phía Agribank Đăk Lăk cho biết, sau hơn 3 năm triển khai, mới cho vay đầu tư tái canh hơn 44 tỷ đồng cho 32 khách hàng, trong đó có 6 doanh nghiệp và 26 hộ gia đình, với diện tích hơn 500ha. Trong khi đó, người trồng cà phê ở Đăk Lăk đã tự đầu tư tái canh được gần 14.000ha cà phê già cỗi.


Có thể bạn quan tâm

Thiếu nước tưới sản xuất ruộng bỏ hoang, nhà nông lo đứt bữa Thiếu nước tưới sản xuất ruộng bỏ hoang, nhà nông lo đứt bữa

Nắng nóng gay gắt và khô hạn tại Bình Định đã khiến 4.500ha diện tích đất sản xuất lúa vụ hè thu thiếu nước. Tình trạng có đất nhưng không thể sản xuất đã khiến hàng ngàn hộ dân tại địa phương này đang đối mặt với nỗi lo thiếu lương thực thời gian tới.

08/06/2016
Mặn chát đời diêm dân Mặn chát đời diêm dân

Muối mất giá, bán cả tạ muối vẫn chưa đổi được một tô phở, gánh nợ ngân hàng của diêm dân Cần Giờ (TP.HCM) chưa biết khi nào trả hết.

08/06/2016
Sầu riêng sạch Long Thành vào siêu thị Sầu riêng sạch Long Thành vào siêu thị

Sau thời gian triển khai dự án trồng cây sầu riêng theo tiêu chuẩn VietGAP, hiện những trái sầu riêng của nông dân huyện Long Thành đã được siêu thị Co.op Mart Biên Hòa (Đồng Nai) tiếp nhận đưa vào các kệ hàng.

08/06/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.