Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Xây ao lắng trong nuôi tôm công nghiệp biện pháp phòng ngừa dịch bệnh tôm nuôi

Xây ao lắng trong nuôi tôm công nghiệp biện pháp phòng ngừa dịch bệnh tôm nuôi
Ngày đăng: 21/07/2015

Tại tỉnh BR-VT, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ vẫn còn xãy ra phổ biến. Tôm chết chủ yếu vẫn ở giai đoạn đầu, sau khi thả nuôi từ 20-30 ngày, do các loại  bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng… Tôm chết xãy ra tại các địa bàn bàn, vùng nuôi trọng điểm của tỉnh như huyện Xuyên Mộc, huyện Đất Đỏ và TP. Vũng Tàu đã gây thiệt hại khá lớn cho người nuôi. Ngoài nguyên nhân làm tình hình dịch bệnh ngày càng trần trọng như nguồn giống không bảo đảm chất lượng, công tác quản lý chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh…, còn có một lý do mà lâu nay người nuôi tôm chưa chú ý quan tâmlà bố trí ao lắng trong khu nuôi.

Để có một vụ mùa thành công và đạt hiệu quả, người nuôi nên sử dụng ao lắng trong nuôi tôm nước lợ. Đây là một yếu tố tưởng chừng như đơn giản, nhưng chính nó góp phần uqan trọng cho sự thành công của một số mô hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua. Ông Đỗ Lương Tịnh ,ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) là một điểnhình, liên tục thành công 5 năm liền, chỉ tính riêng doanh thu năm 2014 đạt  hơn 15 tỷ đồng. Theo ông Đỗ Lương Tịnh với vùng nuôi quanh năm Thiếu nước mặn, dịch bệnh liên tục hoành hành, ngoài các yếu tố quản lý chăm sóc tốt  thì việc bố trí diện  tích ao lắng phù hợp, áp dụng phương pháp tuần hoàn và cải tạo nước là giải pháp thích hợp.

Trước đây, các tài liệu thường hướng dẫn người nuôi tôm nên để lại khoảng từ 10-15% diện tích để làm ao lắng, nhưng hiện nay, theo khuyến cáo của ổng cục Thủy sản, diện tích ao lắng phải là 20-25%. Tại ao lắng, cơ quan chuyên môn khuyến cáo người nuôi tôm nên thả 50kg cá rô phi đơn tính, trọng lượng 50gr/con vào 3.000 m2 ao. Cá rô phi góp phần tăng thêm thu nhập cho bà con, đồng thời cải tạo môi trường nước nuôi nhờ các loại vi khuẩn có lợi, rong tảo, các giá thể tự nhiên giúp lắng tụ các chất ô nhiễm độc hại lơ lửng hay hòa tan trong nước, để bảo đảm khi cho nước cấp vào ao nuôi tôm được ổn định, an toàn, ngăn ngừa được các loại dịch bệnh nguy hiểm. Mỗi chu kỳ lắng chỉ cần khoảng trên 20 ngày, bảo đảm không có giáp xác, không bị ô nhiễm từ bên ngoài, an toàn và sẵn sàng cấp bù nước vào ao nuôi khi cần.

Trên thực tế cho thấy, ao lắng – khu lắng xử lý nước rất quan trọng và cần thiết, bảo đảm cho nuôi tôm được an toàn, hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, muốn có được nguồn nước sạch phục vụ nuôi tôm trong tình hình dịch bệnh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như hiện nay, các hộ nuôi cần chú ý đầu tư cho khu nuôi diện tích đất phù hợp, thiết kế ao lắng khoa học, thực hiện đúng khung lịch mùa vụ sử dụng nguồn giống bảo đảm chất lượng, quản lý chăm sóc đúng theo quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Làm được điều này, chắc chắn bà con sẽ có một  mùa nuôi 2015 thành công và bội thu.

Tags: nuoi tom cong nghiep, phong ngua dich benh tom, ky thuat nuoi tom, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm