Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Xâm nhập mặn ĐBSCL cao hơn trung bình nhiều năm 6 - 13km

Xâm nhập mặn ĐBSCL cao hơn trung bình nhiều năm 6 - 13km
Tác giả: Lê Hoàng Vũ
Ngày đăng: 01/03/2021

Xâm nhập mặn đang cao hơn trung bình nhiều năm từ 6-13km, tại sông Hàm Luông mặn 4g/l vào sâu 56km, sông Cổ Chiên vào 51km, sông Cái Lớn vào 50km, sông Hậu vào 45km.

Các tỉnh trồng cây ăn trái nhiều như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng… tăng cường tích trữ nguồn nước ngọt bằng cách xây dựng các hồ chứa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết, nguồn nước ở lưu vực sông Mekong hiện thấp hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 0,12m. Xâm nhập mặn đang cao hơn trung bình nhiều năm từ 6-13km, ở sông Hàm Luông mặn 4g/l vào sâu 56km, sông Cổ Chiên vào 51km, sông Cái Lớn vào 50km, sông Hậu vào 45km… đỉnh mặn cao nhất của năm 2021 dự báo sẽ rơi vào khoảng thời gian từ 25/2/2021 đến 4/3/2021.

Các vùng ven biển ĐBSCL sẽ gặp khó khăn về nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Trong đó, khoảng 37.800ha lúa đông xuân vụ 2020 - 2021 ở các vùng ven biển ĐBSCL và khoảng 40.000- 50.000ha cây ăn trái có nguy cơ gặp khó khăn về nguồn nước. Dự đoán hạn, mặn năm nay tương đương năm 2016, thấp hơn năm 2020.

Theo ông Hoằng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã đưa ra một số vùng có rủi ro trong sản xuất lúa như Long An có 1.500ha, Trà Vinh 15.000ha, Bạc Liêu 25.000ha... Trong khi vùng rủi ro về trái cây rơi vào các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Nếu không chủ động dự trữ nguồn nước sẽ tác động tới năng suất, gây chết vùng cây ăn trái.

Kèm theo đó là các khuyến cáo các địa phương cần làm ngay bây giờ như tăng cường tích trữ nguồn nước ngọt bằng cách xây dựng các hồ chứa phân tán, nâng cấp hệ thống thủy lợi. Đồng thời đẩy mạnh chủ động nguồn nước cho từng vùng ngọt, lợ đối với vùng giữa ĐBSCL, đồng thời tăng cường khả năng cấp nước ngọt, trữ nước tại chỗ đối với những vùng ven biển. Theo dõi chặt diễn biến hạn mặn để thông báo kịp thời cho người dân phòng tránh, hạn chế thiệt hại.


Có thể bạn quan tâm

Thu hoạch đậu tương Brazil chậm hơn tốc độ năm 2020 Thu hoạch đậu tương Brazil chậm hơn tốc độ năm 2020

Thu hoạch đậu tương của Brazil đang chậm lại so với tốc độ của năm ngoái và mức trung bình trong 5 năm lịch sử.

25/02/2021
Lúa mì và gạo được Trung Quôc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi Lúa mì và gạo được Trung Quôc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

USDA dự báo nhập khẩu ngô của Trung Quốc trong năm 2020/21 tăng lên mức kỷ lục, đạt 24 triệu tấn, do đàn lợn được hồi phục sau cơn sốt dịch tả lợn châu Phi.

25/02/2021
Lợi ích từ thảm thực vật trong vườn cây ăn trái Lợi ích từ thảm thực vật trong vườn cây ăn trái

Sử dụng thảm thực vật cho vườn cây ăn quả đang được nông dân ở huyện Cư M’gar (ĐắkLắk) áp dụng giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường

26/02/2021