Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Xác định đặc tính gây bệnh của chủng vi rút gây bệnh Marek trên gà nuôi

Xác định đặc tính gây bệnh của chủng vi rút gây bệnh Marek trên gà nuôi
Tác giả: L.N.Trang (tổng hợp)
Ngày đăng: 11/05/2018

Nghiên cứu do các tác giả Hà Văn Quyết – Ủy ban Nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, Phạm Thị Tâm – Khoa Công nghệ Sinh học, Viện Đại học Mở Hà Nội, Phạm Công Hoạt – Bộ Khoa học và Công nghệ, Nguyễn Quang Tuyên – Viện Khoa học Sự sống, Đại học Thái Nguyên thực hiện.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Marekbệnh ung thư truyền nhiễm nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gà công nghiệp. Mặc dù vi rút không trực tiếp gây chết đối tượng mắc bệnh nhưng làm suy giảm miễn dịch bệnh dẫn tới gia cầm mẫn cảm đối với các tác nhân gây bệnh khác.

Trong những năm gần đây, tại các địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang xuất hiện ổ bệnh Marek, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi (Phan Văn Lục và cộng sự, 2008). Điều đáng lưu ý là các trại gà bệnh này đã sử dụng vắc-xin HVT hoặc CVI988/Rispes để phòng bệnh. Chủng vi rút gây bệnh Marek được phân lập từ ổ gà bệnh và đánh giả khả năng gây bệnh, mức độ ổn định độc lực của chủng để có cơ sở thực hiện các nghiên cứu về bệnh học, dịch tễ và chiến lược sử dụng, thay thế vắc-xin phòng bệnh.

Chủng vi rút gây bệnh Marek ký hiệu MDV 6.13 phân lập được từ gà đẻ trứng ở Hà Nội được sử dụng để đánh giá khả năng gây bệnh trên các đối tượng, bao gồm: gà Broiler ở các độ tuổi khác nhau, trên phôi trứng gà 11 ngày tuổi và trên tế bào xơ phôi vịt. Với cùng liều gây nhiễm là 2000 PFU/con, theo dõi trong 1 tháng đã xác định được gà 1 ngày tuổi mẫn cảm nhất với MDV 6.13, tỷ lệ chết sau thí nghiệm lên tới 40%; gà 1 tuần tuổi chết 33,33%; gà 1 tháng tuổi chết 20%, 6,67% gà 3 tháng tuổi bị chết bởi chủng này.

Toàn bộ các lô gà thí nghiệm đều có mức độ tăng trọng âm, mức độ giảm trọng lượng 4-8% sau 1 tháng thí nghiệm, gà có thể trạng gày gò, lông xơ xác. 100% gà thí nghiệm có độ tuổi từ 1 ngày đến 1 tháng đều bị bại lại sau khi nhiễm MDV. Tỷ lệ bệnh tích ở gan chiếm cao nhất (87,67- 100%), lách (73,33-100%), hạch lympho (60-73,33%), túi Bursa (6,67-33,33%), dạ dày tuyến (13,33-20%), tim (6,67%). Dây thần kinh không xuất hiện khối u nhưng có biểu hiện sưng to, phình đoạn và có màu trắng sữa (60-93,33%). Trên phôi trứng gà 11 ngày tuổi, 100% phôi bị gây nhiễm với MDV 6.13 bị chết sau 24-72 giờ gây nhiễm, trên màng CAM xuất hiện các nốt u màu trắng, phôi xuất huyết toàn thân. Với cùng liều gây nhiễm 100 PFU/ml, hiệu ứng hủy hoại tế bào xơ phôi vịt xảy ra mạnh nhất sau 96 giờ nuôi cấy, đạt tới 96-98%, độc lực của vi rút khá ổn định sau 10 đời tiếp truyền liên tiếp trên tế bào này.

Theo TC Nông nghiệp và PTNT


Có thể bạn quan tâm

Bảo quản trứng gà tươi bằng màng bọc chitosan Bảo quản trứng gà tươi bằng màng bọc chitosan

Chitosan là một polymer sinh học được điều chế từ chitin, một thành phần quan trọng của vỏ tôm, cua có nhiều ứng dụng trong bảo quản thực phẩm do khả năng kháng

26/04/2018
Ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo để bảo tồn nguồn giống quý Ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà Đông Tảo để bảo tồn nguồn giống quý

Đây là công nghệ mới mang lại kết quả khả quan, góp phần bảo tồn và phát triển đàn gà Đông Tảo ra đại trà, nâng cao hiệu quả giá trị cho người chăn nuôi.

02/05/2018
Gà đẻ được bảo vệ bằng laser Gà đẻ được bảo vệ bằng laser

Phương pháp nuôi ngoài trời được người nuôi giới hạn và được bảo vệ bằng cách lắp ráp, tuy nhiên Hoeberichts đã đưa nó đến một mức độ hoàn toàn khác.

08/05/2018