Vườn Cây Ăn Trái Cho Thu Nhập 200 - 300 Triệu Đồng/ha/năm

Giá bưởi da xanh ổn định ở mức cao
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Cai Lậy (Tiền Giang), diện tích, sản lượng cây ăn trái của huyện không ngừng tăng.
Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.
Bình quân 1ha cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm (mùa thuận), nếu áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và xử lý ra hoa nghịch mùa thì cho thu nhập lên đến trên 300 triệu đồng.
Huyện Cai Lậy hiện đang hình thành các vườn cây ăn trái đặc sản với việc quy hoạch vùng ở các xã phía Nam QL1 cho từng loại cây trồng, như bưởi da xanh xã Long Khánh, vú sữa Lò Rèn ở các xã Mỹ Long, Long Tiên, Tam Bình, Cẩm Sơn, Thanh Hòa, Phú Quí.
Tại “xã bưởi” Long Khánh, ông Phạm Văn Ngự - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, giá bưởi da xanh không lúc nào nằm dưới giá 20.000 đ/kg. So với 46.000 đ/kg tháng trước, hiện giá bưởi da xanh vẫn ở mức cao 35.000 đ/kg. Năm ngoái có thời điểm giá “bưởi lựa” lên đến 60.000 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm thay đổi phương thức nuôi tôm quảng canh sang nuôi công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã triển khai dự án nuôi thử nghiệm công nghiệp tôm thẻ chân trắng tại 6 hộ dân trên địa bàn xã Hải Lạng.

Đầm Dơi là huyện có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh Cà Mau. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua, cấp ủy và UBND huyện, xã, thị trấn có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, sát thực tế, ngành chuyên môn tích cực tổ chức thực hiện, nhân dân có quyết tâm cao nên diện tích phát triển nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng tăng lên.

Với trách nhiệm của mình, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành liên quan có những giải pháp phù hợp để giải quyết những tranh chấp thương mại, xóa bỏ những rào cản kỹ thuật mà một số nước đã áp đặt lên một số mặt hàng thủy sản có ưu thế của Việt Nam.

Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.