Trang chủ / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Vũng Tàu Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Vũng Tàu Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Ngày đăng: 22/03/2014

Thời gian gần đây, hoạt động nuôi tôm phát triển mạnh theo hướng tự phát đã kéo theo sực bùng phát dịch bệnh, môi trường bị suy thoái và ô nhiễm do nuôi tôm với mật độ quá cao, sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao...

Để hạn chế những rủi ro cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ biofloc” tại hộ ông Nguyễn Ngọc Khiên, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với quy mô 3.000 m2, mật độ nuôi 90 con/m2.

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ biofloc được tiến hành như sau: trước tiên nạo vét, tẩy dọn đáy ao, sau đó tiến hành bón vôi (liều lượng 300 kg/3.000m2) và phơi đáy ao 5 ngày, rồi cấp nước vào ao qua lưới lọc (mực nước cấp vào ao 1,4m), chạy quạt 3 ngày rồi diệt cá tạp bằng Saponin (liều lượng 60 kg/3.000m2) và diệt tảo độc; 3 ngày sau, tiến hành diệt khuẩn, sau đó chạy quạt liên tục 3 ngày rồi mới cấy vi sinh, gây màu nước, sau 3 ngày nữa thì tiến hành thả giống.

Mô hình đã thả giống ngày 21/6/2013 (kích cỡ giống tôm Post 12). Đầu vụ nuôi, hàm lượng chất hữu cơ trong môi trường nước ao còn ít, việc phát triển biofloc chưa thuận lợi nên cần duy trì màu nước nhạt để tạo thuận lợi cho tôm sinh trưởng.

Khi ứng dụng công nghệ biofloc, ao nuôi phải được khuấy đảo, cung cấp oxy liên tục; trong quá trình nuôi mật độ biofloc được kiểm tra hàng ngày vào 9 giờ sáng bằng bình phễu để có giải pháp xử lý kịp thời khi mật độ biofloc thấp hoặc vượt ngưỡng cho phép, trong mô hình nuôi mật độ biofloc khống chế trung bình 3ml/L.

Sau hơn 1 tháng nuôi, vừa qua Trung tâm KNKN Bà Rịa Vũng Tàu đã tổ chức hội thảo đầu bờ nhằm thông tin, tuyên truyền đến người nuôi trên địa bàn. Kết quả tại thời điểm hội thảo, tôm phát triển tốt, ước tính tỉ lệ sống đạt 85%, kích cỡ tôm đạt 95 con/kg.

Theo kế hoạch, Trung tâm sẽ tổ chức nghiệm thu mô hình vào tháng thứ 3.


Có thể bạn quan tâm

Tập trung phòng bệnh trên tôm nuôi nước lợ Tập trung phòng bệnh trên tôm nuôi nước lợ

Để phòng bệnh trên tôm nước lợ, cần nghiên cứu thay thế thuốc kháng sinh, nâng cao hiệu quả công tác khuyến ngư và thay đổi phương thức quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất tôm giống.

14/05/2016
Các hợp chất đồng dùng diệt tảo trong ao nuôi thủy sản Các hợp chất đồng dùng diệt tảo trong ao nuôi thủy sản

Trong nuôi tôm cá, khi tảo phát triển mạnh sẽ tạo ra nhiều hệ lụy cho môi trường ao nuôi như: dao động pH trong ngày lớn (pH chiều có thể lớn hơn 9,0). Trong khi đó vào lúc gần sáng (3-4 giờ), quá trình hô hấp của tảo sẽ hấp thu một lượng lớn O2 trong môi trường và thải ra một lượng lớn CO2, từ đó kéo theo pH trong ao bị giảm thấp. Kết hợp với điều kiện oxy thấp, hệ miễn dịch của tôm sẽ suy yếu và dễ mắc bệnh.

10/08/2015
Tiềm năng của con trai trong việc phát hiện môi trường nước bị nhiễm khuẩn Tiềm năng của con trai trong việc phát hiện môi trường nước bị nhiễm khuẩn

Ô nhiễm vi khuẩn ở hồ, sông và đại dương có thể gây bệnh cho động vật và con người tiếp xúc với nước. Để biết thêm tính chất rủi ro do ô nhiễm vi khuẩn gây ra

09/08/2016
Hợp chất thực vật thứ yếu để đánh bại bệnh ở tôm Hợp chất thực vật thứ yếu để đánh bại bệnh ở tôm

Nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã phát triển rất nhiều. Thật không may, ngành công nghiệp tôm đang đối mặt với vấn đề lớn bởi các bệnh do vi khuẩn gây ra. Mối quan tâm lớn nhất là bệnh cầu trùng. Chiết xuất thực vật có thể giúp chống lại căn bệnh này.

09/08/2016
Tiêu thụ Biofloc bởi ấu trùng tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương Tiêu thụ Biofloc bởi ấu trùng tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương

Các hệ thống nuôi bioflocs - BFT (Công nghệ bioflocs) có thể là nguồn thức ăn tươi sống trong giai đoạn nuôi thương phẩm của sản xuất tôm sú, tôm thẻ

13/10/2016