Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vùng rau ít đụng hàng ở Suối Nho

Vùng rau ít đụng hàng ở Suối Nho
Tác giả: Lê Quyên
Ngày đăng: 13/01/2016

Vì đây là vùng chuyên canh cây rau “ít đụng hàng” nên dù diện tích nhanh chóng được mở rộng, đầu ra cho rau hẹ vẫn ổn định.

Suối Nho đang xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, phát triển bền vững bằng uy tín về chất lượng.

Nhờ lợi nhuận tốt, đa số nông dân trồng hẹ tại xã Suối Nho đều đầu tư hệ thống tưới nước, bón phân tự động trong vườn rau.

Cây rau làm giàu

Ông Nguyễn Văn Liệu, người đầu tiên đưa giống hẹ về Suối Nho, so sánh: “Rau hẹ trồng 1 lần có thể cho thu hoạch từ 2-3 năm, với đất mới có thể thu đến 4 năm.

Trung bình 35 ngày rau hẹ thu một lần, năng suất từ 2-3 tấn/sào/lần thu hoạch; vườn chăm sóc tốt có thể đạt hơn 3 tấn/sào.

Với mức giá bán trung bình khoảng 3.500 đồng/kg, 1 sào rau hẹ cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm”.

Hiện tại, nông dân đã liên kết lại thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Suối Nho.

Dù mới thành lập được gần nửa năm nay, nhưng hợp tác xã đã tổ chức tiêu thụ được khoảng 10 tấn hẹ/ngày.

Ngoài các chợ đầu mối, hợp tác xã đã liên kết, cung cấp hẹ tươi cho các cơ sở chế biến nên đảm bảo đầu ra với giá ổn định cho xã viên.

Hợp tác xã đang mở rộng liên kết thêm với nhiều doanh nghiệp theo hướng hợp tác đầu tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo mô hình cánh đồng lớn.

Bà Nguyễn Thị Bích Phượng, nông dân tại xã Suối Nho, cho hay: “Thu nhập của gia đình tôi đều dựa vào 4 sào rau hẹ.

Vài năm trước, diện tích này được gia đình tôi trồng tiêu và năm nay chuyển sang trồng hẹ.

Cây rau này tháng nào cũng thu, có đợt giá bán ra thấp thì đồng lời chỉ giảm chứ không mất trắng như nhiều cây trồng khác”.

Chia sẻ về hiệu quả của cây rau đang giúp nhiều nông dân làm giàu này, bà Lê Thị Hồng kể: “Nhà tôi trồng 1 hécta hẹ, năm nào giá cao, tiền thu về như trúng số.

Thấy cây hẹ cho lợi nhuận tốt, nhà nhà đua nhau trồng hẹ nên có năm gia đình tôi bán được 100 triệu tiền rau giống.

Rất nhiều nông dân trồng rau ở vùng này giàu lên, khá lên từ cây hẹ”. 

Xây dựng vùng rau an toàn

Tuy diện tích hẹ nhanh chóng được nhân rộng, nhưng nông dân Suối Nho hiện không phải lo lắng về đầu ra.

Riêng tại địa phương đã có cả chục đại lý tổ chức thu mua tại ruộng cho nông dân.

Ông Trịnh Văn Nhượng, Phó giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Suối Nho, nhận xét vài năm trở lại đây diện tích trồng rau hẹ phát triển rất nhanh.

Toàn xã có khoảng 70 hécta trồng rau màu, cây chủ lực vẫn là rau hẹ.

Vì cây hẹ ưa đất mới nên sau 2-3 năm trồng rau này, nông dân thường chuyển sang làm 1 vụ đậu hoặc rau màu khác, sau đó mới quay lại trồng đợt hẹ mới.

Vùng rau này hiện tại không chỉ mang lại thu nhập cao cho người trồng mà tạo được nhiều công ăn việc làm cho lao động nông nhàn tại địa phương.

Ở xã có hẳn đội ngũ hàng trăm lao động thời vụ chuyên làm các việc thu hoạch, nhặt rau hẹ...

tại các đại lý thu mua.

Công việc cũng nhẹ nhàng nên nhiều người già, trẻ em cũng tham gia kiếm thêm thu nhập, cải thiện điều kiện sống của gia đình.   


Có thể bạn quan tâm

Chuyện làm giàu của một cử nhân nông dân Chuyện làm giàu của một cử nhân nông dân

Tốt nghiệp đại học nhưng không đi làm thuê cho các công ty mà quyết chí về quê lập nghiệp, với hành trang là kiến thức kỹ thuật và tư duy dám nghĩ dám là, chàng “cử nhân nông dân” Bùi Quang Phong đã thu được những thành công đáng nể phục

04/01/2016
Giàu lên từ trang trại nuôi lợn siêu nạc Giàu lên từ trang trại nuôi lợn siêu nạc

Từ hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Văn Tứ đã mạnh dạn vay lãi đầu tư trang trại khép kín nuôi lợn siêu nạc. Mỗi năm cho thu lãi tiền tỷ và trở thành người chăn nuôi lớn nhất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).

04/01/2016
Bà chủ trại rắn mối tiết lộ bí quyết thu trăm triệu mỗi năm Bà chủ trại rắn mối tiết lộ bí quyết thu trăm triệu mỗi năm

Từ việc bắt rắn mối đem về nuôi thử, chị Phạm Thị Lệ ở Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ thành bà chủ trại rắn có thu nhập lên tới trăm triệu đồng mỗi năm.

04/01/2016