Vững Bước Trong Mọi Thử Thách

Năm 2014, hoạt động SXKD của Tổng công ty CP VTNN Nghệ An đã trải qua một năm đầy khó khăn.
Để kết quả hoạt động SXKD của đơn vị không bị giảm sút, toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động Tổng công ty đã nỗ lực phát huy tối đa những thuận lợi, khắc phục khó khăn cùng tập thể lãnh đạo Tổng công ty nỗ lực vượt qua thách thức, kịp thời thích ứng với thực tiễn và tình hình thực tế SXKD..., nhờ đó những kết quả thu được trong 6 tháng đầu năm 2014 vẫn rất khả quan.
Sáu tháng đầu năm 2014, doanh thu của toàn Tổng công ty đạt trên 650 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 50 tỷ đồng, nộp ngân sách tỉnh 18 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,7 triệu đồng/tháng, cổ tức đạt 20%...
Đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị trong 6 tháng qua, ông Trương Văn Hiền, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc, Tổng công ty CP VTNN Nghệ An cho biết: Nhờ định hướng phát triển Tổng công ty theo mô hình doanh nghiệp công ty mẹ - công ty con trong lĩnh vực khoa học công nghệ nên các hoạt động SXKD của Tổng công ty đã có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn đơn vị đều tăng.
Trong đó, lĩnh vực SX phân bón NPK, gạo đã được chuyển giao cho Công ty cổ phần Lương thực- Vật tư nông nghiệp Nghệ An tại Khu kinh tế Đông Nam (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) và 14 công ty con khác. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh tinh bột sắn do Công ty cổ phần Lương thực- Vật tư nông nghiệp Đăk Lăk đảm nhiệm, nhờ đó kết quả 6 tháng đầu năm riêng sản lượng tinh bột sắn đạt 45.000 tấn...
Tại Tổng công ty với chức năng là Công ty mẹ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; nâng cấp, xây dựng hoàn chỉnh trại khảo nghiệm giống tại xã Kim Liên và đầu tư xây dựng thêm hệ thống Kho lạnh tại văn phòng Tổng công ty,…
Có thể nói, mô hình Công ty mẹ - Công ty con thời gian qua được vận hành tốt, nhờ đó lãnh đạo Tổng công ty đã chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ các khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đóng gói bao bì, vận chuyển cung ứng hàng đến tận nơi cho bà con nông dân đảm bảo chất lượng tốt.
Sáu tháng đầu năm 2014, Tổng công ty tiếp tục thực hiện chính sách cho nông dân vay ứng phân bón, giống phục vụ sản xuất không thu lãi. Trong đó vụ đông xuân 2014 cho vay ứng trước 6 tháng; vụ hè thu cho vay 4 đến 5 tháng. Chúng tôi áp dụng chính sách này không chỉ trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định…
Kết quả 6 tháng năm 2014: Vụ Đông xuân tổng giá trị lượng hàng đầu tư phân bón, giống cho vay không thu lãi suất trong vòng 6 tháng là 125 tỷ đồng, trong đó tại địa bàn tỉnh Nghệ An là 114 tỷ đồng, tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh khác như Bình Định, Quy Nhơn, Đăk Lăk … là 11 tỷ đồng.
Thời gian tiếp theo, Tổng công ty sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình “Cánh đồng lớn” tại nhiều địa phương, đây là những mô hình tiêu biểu thể hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân, đồng thời xây dựng chuỗi liên kết giữa sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch cho bà con nông dân.
Năm 2014, Tổng công ty CP VTNN Nghệ An phấn đấu để thực hiện bằng được các chỉ tiêu đặt ra về doanh thu, lợi nhuận và sản lượng các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, giống lúa, ngô các loại cũng như chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước, đồng thời duy trì cổ tức cho cổ đông đạt bình quân 20%.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.

Sau khi được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1223/UBND-KTN ngày 25-4-2015.

“Dù biết rau không rõ nguồn gốc nhưng chúng tôi vẫn phải mua ăn, chứ không lẽ chỉ ăn mỗi thịt, cá. Nếu có nguồn rau an toàn, được kiểm định rõ ràng, tôi vẫn chấp nhận mua giá cao hơn để bảo vệ sức khỏe gia đình mình” – chị Nguyễn Thiên Thanh chia sẻ.

Cứ mãi luẩn quẩn với điệp khúc “trồng-chặt” do ảnh hưởng của giá cả và tình hình sâu bệnh trên cây ăn trái, sau khi chuyển đổi gần 01ha nhãn do bệnh chổi rồng để trồng cây bưởi, nhưng khi cây cho trái thì xuất hiện bệnh sâu đục trái và bệnh vàng lá trên cây có múi.

Nhằm đa dạng cơ cấu cây trồng, người dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao vào sản xuất thành vùng tập trung, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho vùng đất đồi.