Vụ đông năm 2016 mục tiêu rất khả thi
Hiện, hầu hết các địa phương đều xác định vụ đông là vụ chính, mang lại giá trị thu nhập cao, song những vụ vừa qua nông dân đều gặp nhiều khó khăn khi làm vụ đông. Liệu năm nay sản xuất (SX) vụ đông có “dễ thở” hơn không, thưa ông?
“Cần ưu tiên hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm vụ đông; hỗ trợ những vùng có diện tích cây vụ đông lớn. Đặc biệt là đẩy mạnh SX theo mô hình cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao...”.
Ông Trần Xuân Định
- Một trong những khó khăn nhất phải kể đến là thời tiết ngày càng diễn biến khó lường và phức tạp. Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn T.Ư, hiện tượng El-Nino mạnh nhất và kéo dài nhất trong lịch sử đã kết thúc.
Đến tháng 10.2016, trạng thái trung gian là ENSO sẽ là chủ đạo và bước vào vụ đông (cuối tháng 10), hiện tượng La Nina sẽ bắt đầu chu kỳ mới. Theo đó, lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ trong tháng 9 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 10%, đến tháng 12 lại có thể thiếu hụt từ 20 - 40%.
Một khó khăn nữa là giá vật tư đầu vào cho SX không ổn định và luôn trong xu hướng tăng dần; lực lượng lao động nông thôn yếu và thiếu do lực lượng trẻ khỏe đều đã đi làm ăn xa. Quy mô SX vụ đông còn nhỏ lẻ, thiếu sự tham gia của doanh nghiệp trong chuỗi SX. Đặc biệt là hạ tầng cho chế biến sau thu hoạch còn hạn chế. Các chính sách hỗ trợ còn nhỏ, chưa tạo động lực để đưa vụ đông thành vụ chính.
Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều đã xác định đây là vụ SX chính và đã chủ động xây dựng đề án SX vụ đông gắn với vụ hè thu, vụ mùa. Nhiều tỉnh đã có chính sách hỗ trợ ban hành sớm từ đầu vụ, thậm chí cho cả giai đoạn.
Ngoài ra, giống cây trồng cho vụ đông được chuẩn bị khá phong phú, giá cả hợp lý. Nhiều tiến bộ về giống, giải pháp canh tác tiết kiệm, hiệu quả đã được ứng dụng thành công… Với những thuận lợi đó, tôi cho rằng mục tiêu vụ đông đạt diện tích 430.000ha và tổng giá trị SX từ 23.000 - 25.000 tỷ đồng là rất khả thi.
Vậy Bộ NNPTNT sẽ có những đề xuất, giải pháp gì để tháo gỡ, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân trong vụ đông?
- Vấn đề mấu chốt nhất trong việc triển khai vụ đông nói riêng và các vụ khác trong năm vẫn là thị trường tiêu thụ. Sản phẩm làm ra bán được nông dân mới hào hứng làm. Bởi thế cùng với khuyến khích mở rộng diện tích, Bộ cũng rất quan tâm đề xuất các giải pháp giúp các địa phương tìm đầu ra cho sản phẩm. Theo đó, các tỉnh cần có nhiều chính sách tuyên truyền, hỗ trợ và kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào khâu thu mua, chế biến sản phẩm vụ đông. Hà Nam và Bắc Giang là 2 địa phương đã có những cách làm hay và sáng tạo trong việc kêu gọi, thu hút doanh nghiệp tiêu thụ nông sản.
Đối với SX vụ đông 2016, Bộ cũng yêu cầu các địa phương sớm tham mưu đề xuất với UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách mới, phù hợp với điều kiện cụ thể để hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển cây vụ đông.
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Triển khai công cuộc xây dựng nông thôn mới, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) coi dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là khâu đột phá, trước hết thực hiện thí điểm ở hai xã Tân Hưng và Minh Trí.
Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng bình quân từ 3,5-4%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 250 triệu đồng/ha trở lên và phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) từ 25% lên 35%... Đó là những mục tiêu được Ban chỉ đạo Chương trình 02 Thành ủy Hà Nội xác định trong 5 năm tới.
Ngày 15.9, Trung ương Hội ND Việt Nam phối hợp với Công ty Phát triển dịch vụ truyền thông IPC (thuộc tập đoàn VNPT) tổ chức buổi họp báo phát động cuộc thi “Nông dân với công nghệ thông tin” năm 2016.