Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Vốn của Hội dẫn đàn dê về vùng nhiễm mặn

Vốn của Hội dẫn đàn dê về vùng nhiễm mặn
Tác giả: Chúc Ly
Ngày đăng: 01/04/2016

Đi lên từ quỹ

Sau khi triển khai mô hình dự án nuôi dê, các thành viên của Tổ hợp tác nuôi dê xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình được vay vốn từ Quỹ HTND để mua dê giống, làm chuồng trại. Tổng nguồn vốn Quỹ HTND giải ngân cho các hộ là 450 triệu đồng, trung bình mỗi hộ 30 triệu đồng. Điều đáng mừng, sau 12 tháng nuôi, các hộ đã bắt đầu có lãi, đến nay đã có thu nhập ổn định, tổng đàn dê của tổ tăng từ 200 con ban đầu lên khoảng 470 con.

Theo ông Nguyễn Văn Hiện, (ngụ ấp 15, xã Vĩnh Hậu A) - Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi dê, hiện nay tổ có 15 thành viên được thành lập vào năm 2013. Vùng đất Vĩnh Hậu A đa số là nước mặn, nên trâu, bò không thích nghi với môi trường này, còn dê thì ngược lại có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau. Là động vật thuộc loại nhai lại, lại dễ tính, nên việc tìm kiếm thức ăn cho dê cũng rất dễ dàng. Ngoài ra, việc chăm sóc dê cũng có nhiều thuận lợi, do dê có khả năng kháng bệnh cao, đầu tư ít, mắn đẻ, có thể sinh sản chỉ sau vài tháng nuôi.

"Từ mô hình nuôi dê có hiệu quả tại xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, đến nay Hội ND tỉnh đã nhân rộng mô hình này thành công ở nhiều nơi trong tỉnh. Hiện, tổng đàn dê ở các mô hình do Hội ND hướng dẫn thực hiện lên đến hơn 1.000 con”.

Ông Trần Thanh Xuân – Trưởng ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Bạc Liêu.

Trao đổi cùng chúng tôi, anh Nguyễn Văn Tiếp - một thành viên của tổ hợp tác, chia sẻ: “Nhờ Hội ND lựa chọn được mô hình phù hợp với điều kiện địa phương, thành lập tổ hợp tác lại hỗ trợ vay vốn nên nhiều ND ở đây có điều kiện ổn định sản xuất. Mô hình nuôi dê tương đối dễ thực hiện lại không cần nhiều vốn ban đầu nên sẽ là hướng đi phù hợp cho nhiều ND khó khăn tại địa phương”.

Hiện tại, ngoài 15 thành viên trong tổ hợp tác, ở xã Vĩnh Hậu A đã có thêm nhiều hộ bên ngoài dự án thực hiện mô hình nuôi dê.

Nhân rộng mô hình

“Khi được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ HTND 30 triệu đồng, tôi đã mua 6 con dê giống hết 26 triệu đồng, số tiền còn lại dùng để làm chuồng trại. Đến nay, theo tính toán của gia đình, đàn dê có giá trị khoảng 120-130 triệu đồng. Nhờ đồng vốn của Hội gia đình tôi đã vươn lên ổn định cuộc sống, không những có mô hình sản xuất mà còn có của ăn, của để” – anh Nguyễn Văn Tiếp phấn khởi nói.

Ngoài việc nuôi dê bán thịt, các hộ trong tổ hợp tác còn nhân giống dê để cung cấp cho các hộ trong địa phương và các vùng lân cận. Nhờ biết cách chăm sóc, lại có sự hỗ trợ, tư vấn của Hội ND nên đàn dê của tổ hợp tác không ngừng phát triển. Các thành viên tổ hợp tác thường mỗi lần xuất chuồng trên 10 con, với giá thịt dê dao động từ 120.000–130.000 đồng/kg, bình quân thu nhập từ 50-70 triệu đồng/năm/hộ.

Ông Trần Thanh Xuân – Trưởng ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Trung bình mỗi con dê mẹ 1 năm sinh 2 lứa, mỗi lứa từ 2-4 con nên rất nhanh tăng đàn. Trong khi bán dê thịt bà con vẫn giữ lại được con dê mẹ mà tiếp tục tăng đàn, nhờ đó thu nhập tăng thêm. Đầu ra của dê rất ổn định, đối với dê thịt không đủ bán cho thị trường, còn dê giống không đủ cung cấp cho bà con ND nơi đây và một số nơi lân cận, có cùng điều kiện tự nhiên…”.


Có thể bạn quan tâm

Lúa cháy đen, dân Quảng Nam cắt cho bò ăn Lúa cháy đen, dân Quảng Nam cắt cho bò ăn

“Hạt thì lép, cây đen như bị cháy. Gia đình đã đầu tư khoảng 3 triệu đồng chi phí cho ruộng lúa nhưng bây giờ đành phải cho người dân cắt về cho bò ăn chứ không thu hoạch được”.

01/04/2016
Từ chối làm giảng viên đại học, nuôi thỏ thu 3 tỷ/tháng Từ chối làm giảng viên đại học, nuôi thỏ thu 3 tỷ/tháng

Mỗi tháng xuất chuồng khoảng 1.200 tấn lợn và 1.500 tấn thỏ giống, trừ chi phí đầu vào, chàng kỹ sư trẻ tuổi Phùng Văn Toản ở Sơn Tây (Hà Nội) thu lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng.

01/04/2016
Thuốc lào Quỳnh Dị hối hả vào vụ thu hoạch Thuốc lào Quỳnh Dị hối hả vào vụ thu hoạch

Với số vốn điều lệ chỉ 70 triệu đồng, qua 3 năm hoạt động, HTX Đoàn Kết của thanh niên xã An Xuyên, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) chuyên ươm vèo tôm giống mỗi năm thu lợi nhuận gần nửa tỷ đồng.

01/04/2016