Việt - Úc nuôi tôm công nghệ cao
Vừa qua, tại Bạc Liêu, Cty NS BlueScope Lysaght Việt Nam phối hợp với Tập đoàn Việt - Úc Bạc Liêu tổ chức hội thảo chuyên đề “Làm nông nghiệp công nghệ cao: Kinh nghiệm và giá trị tham khảo từ mô hình nuôi tôm mới của Tập đoàn Việt - Úc”
Nuôi tôm công nghệ cao ở Bạc Liêu
Đại diện Tổng cục Thủy sản và một số sở, ngành tỉnh Bạc Liêu tới dự.
Tập đoàn Việt - Úc là đơn vị đi đầu tại Bạc Liêu đã thành công trong việc nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, áp dụng công nghệ cao, sử dụng vật liệu - nhà màng do Cty NS BlueScope Lysaght Việt Nam cung cấp. Với mật độ tôm nuôi 500 con/m2, đạt sản lượng thu hoạch trung bình từ 180 - 240 tấn/ha, nuôi 3 vụ/năm.
Theo kế hoạch, đầu năm 2018 Tập đoàn Việt - Úc đưa vào hoạt động “Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao” tại ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu, nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh. Với tổng diện tích 315ha. Khu phức hợp trên bao gồm các hạng mục: Khu sản xuất giống, nhà máy chế biến thức ăn, khu nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính và nhà máy chế biến tôm xuất khẩu. Tổng mức vốn đầu tư cho dự án phức hợp trên khoảng 1.000 tỷ đồng, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 2.000 lao động địa phương.
Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ điều hành Tập đoàn Việt - Úc chia sẻ: Tập đoàn đã không ngừng mở rộng mạng lưới sản xuất đến các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Nghệ An, Bến Tre và Cà Mau với 1.500 cán bộ công nhân viên. Công suất của tất cả các Cty thuộc Tập đoàn đạt 40 tỷ con giống/năm. Tôm giống chất lượng cao của Việt - Úc đã được cung cấp khắp cả nước, từ Cà Mau đến Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Việt - Úc luôn chú trọng đầu tư công nghệ mới để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện tại, Tập đoàn đang sở hữu rất nhiều công nghệ cao trong ngành thủy sản, gồm quy trình nuôi hoàn toàn bằng vi sinh, hệ thống ao lắng nước biển, hệ thống xử lý nước tuần hoàn, hệ thống lọc nước tự động bằng tia cực tím.
Ông Phùng Quốc Điền, Tổng Giám đốc NS BlueScope Lysaght Việt Nam cho biết, có lịch sử 150 năm hình thành và phát triển toàn cầu và trên 40 năm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Bluescope Lysaght khẳng định vai trò là nhà sản xuất và cung cấp hàng đầu về các giải pháp và ứng dụng về thép.
Ngoài ra, Bluescope Lysaght Việt Nam đã đem đến một làn gió mới cho ngành xây dựng trong nước với những sản phẩm và giải pháp ứng dụng thép kỹ thuật cao với chất lượng ưu việt. Sản phẩm của Cty đã có mặt trong hầu hết các công trình quan trọng trải khắp lãnh thổ Việt Nam.
Với uy tín và vị thế đáng tin cậy, Cty đã đồng hành với những nhà đầu tư, nhà thầu, những đơn vị tư vấn thiết kế hàng đầu cả trong và ngoài Việt Nam. Bên cạnh lĩnh vực cốt lõi là giải pháp và ứng dụng về thép, NS BlueScope Lysaght Việt Nam đã có thêm các giải pháp sản phẩm sáng tạo như vì kèo Lysaght Smartruss, nhà thép mạ kẽm siêu bền Ranbuild, dòng sản phẩm tấm lợp vách và mái Lysaght Optima.
Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học - công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh, việc tiên phong ứng dụng nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh trong nhà kính của Việt - Úc bước đầu đã khẳng định được hướng đi đúng đắn, mang lại hiệu quả thành công, giảm bớt rủi ro trong sản xuất, nhất là dịch bệnh trên tôm, ô nhiễm môi trường...
PGS.TS Trương Quốc Phú, Trưởng khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ: Sản phẩm tôm Việt có tiềm năng lớn, là thực phẩm đang được người tiêu dùng lựa chọn, bởi giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Với giá trị xuất khẩu hiện nay, con tôm mang về nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Trong khi, khâu sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, thì việc nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh sẽ giúp ngành tôm nước ta tăng trưởng ổn định, bền vững, đạt được mục tiêu về năng suất, sản lượng, giá trị xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Ở những ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng có thể thả nuôi luân canh với tôm càng xanh ở thời điểm nước ngọt để gia tăng lợi nhuận trên cùng diện tích ao nuôi và nhất là cắt mầm bệnh tôm nuôi nước lợ ở vụ nuôi sau.
Một thời gian sau khi Công ty Vedan ngừng xả thải, cá tôm lại về trên sông Thị Vải (Đồng Nai), ngư dân mừng rỡ sắm ghe, thuyền, lưới cụ… Nhưng nỗi lo đánh bắt, khai thác kiểu tận diệt lại canh cánh với những người có nhiều năm gắn bó bên dòng sông này.
Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, Trạm kiểm dịch động vật tỉnh Bạc Liêu kiểm tra 694 xe vận chuyển tôm post xuất, nhập tỉnh và cấp hơn 27.000 giấy phép kiểm dịch cho gần 11.7000 lô hàng.
Con cá tra này có tuổi đời gần 20 năm, cân nặng hơn 30kg và dài gần 1,5m được nuôi trong ao vườn của ông Đặng Văn Khanh ở xã Tân Phước, huyện Lai Vung (Đồng Tháp).
Ở một số vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện nay, nhiều hộ nông dân đã và đang dốc hết tiền của đầu tư nuôi tôm trên bạt với ước vọng làm giàu. Thế nhưng, tại xã Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) - nơi khởi phát mô hình này - thực tế đã không còn là màu hồng tươi sáng.