Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

​Việt Nam Đang Trợ Cấp Cho Nước Ngoài Qua Xuất Gạo?

​Việt Nam Đang Trợ Cấp Cho Nước Ngoài Qua Xuất Gạo?
Ngày đăng: 22/10/2014

Nhà nước hỗ trợ nông dân thông qua việc xây cầu đường, thủy lợi... từ tiền thuế như thuế thu nhập cá nhân của người lao động ở khu vực thành thị...

Đó là ý kiến được TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế, đưa ra tại hội thảo cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ ở VN do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) chủ trì tổ chức hôm 21-10.

Để đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa, TS Thành cho rằng cần các cơ quan quản lý đánh giá và có câu trả lời xác đáng về việc ai đang được hưởng lợi nhờ các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Đơn cử như chính sách miễn thủy lợi phí, miễn thuế đất cho sản xuất nông nghiệp... được thực hiện nhiều năm qua.

Ông Thành phân tích Nhà nước hỗ trợ nông dân thông qua việc xây cầu đường, thủy lợi... Nguồn để hỗ trợ này được lấy từ tiền thuế như thuế thu nhập cá nhân của người lao động ở khu vực thành thị...

Những chi phí hỗ trợ này không được tính vào giá thành sản phẩm gạo, trong khi lượng gạo xuất khẩu hằng năm chiếm 20% tổng sản lượng gạo của cả nước.

Thực tế cho thấy khoảng một nửa lượng gạo xuất khẩu của VN thời gian qua được xuất sang Trung Quốc, Philippines...

Trong khi đó, người nông dân luôn bị thiệt thòi, rủi ro dù được hay mất mùa. Như vậy, vô hình trung là người trong nước trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài? Đây là điều tối kỵ trong thương mại quốc tế.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cũng đồng tình khi cho biết vì an ninh lương thực của quốc gia, nhiều nước không xuất khẩu gạo mà chỉ đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh đó, ngành sản xuất lúa gạo luôn gặp nhiều rủi ro khi phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết. Thêm nữa, giá gạo đang có xu hướng giảm.

“Nhiều nước luôn cho rằng xuất khẩu gạo không phải là chiến lược khôn ngoan, trong khi đó khuynh hướng sản xuất lúa gạo ở VN là hướng đến xuất khẩu, coi xuất khẩu là thành tích” - ông Thành nhận định.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

12/11/2014
Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang) Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang)

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

12/11/2014
Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Gà Tiên Yên Sinh Sản Mô Hình Nuôi Gà Tiên Yên Sinh Sản

Đây là mô hình thuộc dự án Khuyến nông trung ương “Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ”. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao.

12/11/2014
Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

12/11/2014