Việc nhân giống có thể cải thiện hiệu quả ăn chấy rận của cá vây tròn
Theo kết quả của một nghiên cứu mới thì các họ cá vây tròn khác nhau cho thấy sự khác biệt rõ rệt về khả năng bắt rận, tỷ lệ mắc bệnh đục thủy tinh thể và kích thước, cho thấy khả năng lai giống cá hiệu quả hơn trong việc loại bỏ rận biển ra khỏi cá hồi nuôi.
Cơ sở Nghiên cứu & Phát triển tại Gildeskål Forskningsstasjon (GIFAS) ở Na Uy, nơi thực hiện các cuộc thử nghiệm. Ảnh: GIFAS
Bối cảnh
Một nghiên cứu với 10 con cá vây tròn mang một nửa huyết thống khác nhau đã được thực hiện tại cơ sở Nghiên cứu & Phát triển trên quy mô nhỏ tại Gildeskål Forskningsstasjon (GIFAS) ở Na Uy nhằm khám phá ảnh hưởng di truyền tiềm năng đối với hiệu suất của các đặc điểm chính ảnh hưởng đến cá vây tròn được nuôi trong các trang trại cá hồi.
Thử nghiệm này là một phần của một loạt các nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu về nhân giống chọn lọc cá vây tròn. Mỗi nghiên cứu khám phá sâu hơn hơn về ảnh hưởng tiềm tàng của cá bố và cung cấp thông tin quan trọng về các đặc điểm hành vi, tăng trưởng và sức khỏe cụ thể mà chương trình nhân giống quan tâm tới.
Việc tăng cường khả năng chống lại các tác nhân trị liệu hóa học của rận biển đang thúc đẩy việc tìm kiếm các phương pháp tiếp cận thay thế mà phương pháp tiếp cận này có thể giảm thiểu hiệu quả tác động do nhóm ký sinh trùng này gây ra. Một trong những giải pháp thay thế hứa hẹn nhất là sử dụng cá dọn vệ sinh. Trên thực tế, việc sử dụng cá vây tròn làm tác nhân khử rận sinh học đã có sự phát triển đáng kể trong một vài năm qua (với các nghiên cứu báo cáo rằng số rận biển cái trưởng thành trong chuồng lưới cá hồi ít hơn tới 97%) được tìm thấy trong một nghiên cứu gần đây giữa GIFAS và Akvaplan-Niva, nơi tìm thấy mối liên kết giữa sở thích bắt rận và thành phần di truyền. Ảnh hưởng của cá bố mẹ đối với hành vi của cá vây tròn có liên quan đến sự ưa thích các nguồn thức ăn tự nhiên như rận biển cũng đã được ghi nhận bằng tài liệu trong những nghiên cứu trước đây.
Mối quan tâm về phúc lợi của cá vây tròn trong các trang trại cá hồi đã được báo cáo rộng rãi, vì loài này phải trải qua một số khả năng bị căng thẳng trong suốt thời gian sống trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Các chiến lược như thực phẩm bổ sung tăng cường sức khỏe, sản xuất cá khỏe mạnh và quy trình xử lý tối ưu có thể giúp cải thiện phúc lợi của cá vây tròn.
Việc mở rộng kiến thức về ảnh hưởng của di truyền học đối với sự ưa thích của cá vây tròn đối với rận biển và tình trạng sức khỏe của chúng sẽ mở ra tiềm năng lập nên các chiến lược như các chương trình nhân giống nhằm tối đa hóa tiềm năng bắt rận biển trong lồng cá hồi đồng thời bảo vệ sức khỏe của chúng.
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là để đánh giá khả năng chăn thả của các họ cá vây tròn khác nhau đối với rận biển được tìm thấy trên cá hồi Đại Tây Dương trong lồng và điều tra nghiên cứu những khác biệt có thể có về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ đục thủy tinh thể và sức khỏe của cá vây tròn có nguồn gốc bố mẹ khác nhau.
Đánh giá lượng thức ăn chứa trong dạ dày của cá vây tròn. Ảnh: GIFAS
Thiết kế nghiên cứu
Mười họ cá vây tròn khác nhau có trọng lượng trung bình là 54.8g được phân bổ trong mười lồng biển (5×5×5m), mỗi lồng được thả nuôi 400 con cá hồi Đại Tây Dương (trọng lượng trung bình 621.4g). Mỗi lồng trong số mười lồng được thả 48 con cá vây tròn với mật độ thả là 12%.
Trong quá trình nghiên cứu thì hiệu suất tăng trưởng, điểm sức khỏe, hành vi và chất chứa trong dạ dày đã được ghi chép lại, cũng như mức độ lây nhiễm của rận biển trên cá hồi được nuôi trong mỗi lồng trong số mười lồng này.
Những phát hiện chính
Hiệu suất tăng trưởng
Lúc bắt đầu thử nghiệm, các họ cá dọn vệ sinh ở lồng số 2; 6 và 10 là nhỏ nhất. Những khác biệt này chỉ là do ảnh hưởng của di truyền học, vì tất cả các họ cá đều ấp trứng trong cùng một giai đoạn và các điều kiện nuôi đều bình đẳng đối với tất cả các họ cá.
Năng suất tăng trưởng có xu hướng tích cực và tương tự nhau đối với tất cả các họ cá vây tròn, mặc dù các họ cá vây tròn ở lồng số 2; 6 và 10 vẫn là nhóm nhỏ nhất, trong khi nhóm 4 và 7 có trọng lượng trung bình cao nhất cả khi bắt đầu lần khi kết thúc thử nghiệm (hình 1).
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng cá vây tròn nhỏ hơn có xu hướng hướng tới các nguồn thức ăn tự nhiên nhiều hơn (bao gồm cả rận biển), do đó kích thước trung bình nhỏ hơn là một đặc điểm mong muốn của các chương trình nhân giống chọn lọc.
Hình 1: thể trọng trung bình của mỗi họ cá trong số mười họ cá được tính toán vào ngày 1, 14, 28, 42, 55 và 69. Các giá trị đại diện cho trung bình ± S.D (độ lệch chuẩn trong khoa học thống kê).
Tỷ lệ đục thủy tinh thể
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mắc bệnh đục thủy tinh thể đã tăng lên trong suốt quá trình nghiên cứu cùng với sự khác biệt giữa các họ cá. Họ cá vây tròn số 2; 6; 7 và 10 có tỷ lệ lan rộng thấp nhất (10%), trong khi cá vây tròn thuộc họ cá số 3 có mức lan rộng cao nhất (21%; hình 2). Mức độ nghiêm trọng của bệnh đục thủy tinh thể cũng khác nhau, thấp nhất ở các họ cá số 6 và 7. Điều này cho thấy tín hiệu chắc chắn của ảnh hưởng di truyền học đối với sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể trên cá vây tròn nuôi. Điều này cho phép cá vây tròn được chọn lọc cho các chương trình nhân giống có khả năng mắc bệnh đục thủy tinh thể thấp hơn.
Hình 2: sự xuất hiện của cá vây tròn bị đục thủy tinh thể (tỷ lệ hiện mắc) được tính toán cho mỗi họ cá trong số mười họ cá vào ngày 1, 14, 28, 42 và 69. Giá trị đại diện cho mức trung bình ± S.D.
Tiêu thụ rận biển
Kết quả rửa dạ dày được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá vây tròn từ họ số 2, 6 và 10 cho thấy mức tiêu thụ liên tục của rận cá hồi trước trưởng thành và rận cá hồi trưởng thành, trong đó họ số 10 có mức tiêu thụ rận cá hồi cao nhất (Hình 3A). Điều này cho thấy rằng sở thích bắt rận biển có thể bị ảnh hưởng về mặt di truyền học ở một mức độ nhất định.
Việc rửa dạ dày cho thấy mức tiêu thụ Caligus elongatus cao trong suốt quá trình nghiên cứu, với 56% cá vây tròn trong họ số 10 đã được tìm thấy có C. elongatus được ăn vào bụng (hình 3B). Điều này có thể chỉ ra rằng việc tiêu thụ loài rận biển này có thể bị ảnh hưởng về mặt di truyền học và việc nhân giống cá vây tròn có sở thích chăn thả cao hơn đối với loài cụ thể này có thể được quan tâm triển khai ở các trang trại đã từng bị chúng gây ảnh hưởng.
Hình 3 (A): giá trị phần trăm của mức tiêu thụ rận cá hồi của cá vây tròn trong mười họ cá vây tròn được lấy mẫu tại mỗi thời điểm lấy mẫu và (B): giá trị phần trăm của mức độ tiêu thụ C. elongatus của họ cá vây tròn trong số 10 họ cá vây tròn được lấy mẫu tại mỗi thời điểm lấy mẫu. Giá trị được trình bày dưới hinhg thức ± S.D. A: rận biển (L. salmonis).
Sức khỏe và phúc lợi
Các chỉ số phúc lợi toán tử đã được triển khai cho cá được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe cá trong suốt quá trình nghiên cứu (đối với tất cả mười họ cá).
Có một xu hướng chung là sức khỏe bị suy giảm nhẹ trong tiến trình nghiên cứu. Cá từ họ số 2 thể hiện tình trạng sức khỏe tốt nhất vào cuối cuộc thử nghiệm, cho thấy có một sự ảnh hưởng về mặt di truyền học đến tình trạng sức khỏe.
Phần kết luận
Tiềm năng đối với một chương trình nhân giống loài đặc biệt này đã được thể hiện bằng sự khác biệt rõ rệt về trọng lượng trung bình, tỷ lệ đục thủy tinh thể, sở thích ăn và chăn thả rận giữa mười họ cá vây tròn, cho thấy những ảnh hưởng về mặt di truyền học.
Cá vây tròn từ các họ số 2, 6 và 10 có trọng lượng trung bình thấp nhất, chăn thả rận biển nhiều hơn và thể hiện hành vi kiếm ăn tự nhiên một cách thường xuyên hơn. Ngoài ra, các thành viên của ba họ cá này cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đục thủy tinh thể thấp hơn đáng kể so với các họ cá còn lại.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ có thể có về mặt di truyền đến các đặc điểm mong muốn chủ yếu, cùng với những ứng dụng nuôi trồng thủy sản rõ ràng có thể mang lại lợi ích cho người chăn nuôi cá hồi cũng như bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của những động vật này trong các trang trại cá hồi.
Có thể bạn quan tâm
Chế độ sử dụng luân trùng dạng thương mại khác nhau đáng kể về thành phần dinh dưỡng và sự thay đổi này phản ánh rõ rệt nhất ở luân trùng.
Theo Daniel Arana, Natalia Soares và Rob Serwata đến từ Huvepharma thì việc bổ sung thêm một loại enzim vào thức ăn chăn nuôi thủy sản có thể cải thiện khả năng
Theo nghiên cứu mới của Nofima, con của cá hồi đã được nhân giống để có khả năng kháng lại rận biển cao hơn có thể không có khả năng chống chịu như vậy