Vì sao Quảng Trị cầu cứu 134 tỷ đồng và 800 tấn gạo?
Theo thống kê của Sở NNPTNT Quảng Trị, tính đến hết tháng 4.2016, tình hình cá chết trên dọc bờ biển tỉnh Quảng Trị đã gây thiệt hại cho địa phương ước tính hơn 134 tỷ đồng, có 11.572 hộ/42.288 người bị ảnh hưởng, 2.522 tàu thuyền bị ảnh hưởng.
Mặc dù tình trạng cá chết đã giảm, nhưng do tâm lý e ngại nên hải sản ngư dân đánh bắt không những tiêu thụ ít hơn trước, mà giá cả giảm từ 20 - 50 nghìn đồng/kg các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá cờ...
Để hỗ trợ ngư dân, ngày 29.4, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phân bổ 300 tấn gạo hỗ trợ cho ngư dân. Tuy nhiên, mức hộ trợ ấy còn thấp nên Quảng Trị đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có chính sách hỗ trợ mỗi chủ hộ khai thác ven bờ 5 triệu đồng/tháng trong thời gian tạm dừng khai thác để giải quyết khó khăn trong đời sống của ngư dân; đồng thời hỗ trợ tỉnh Quảng Trị 134,91 tỷ đồng và 800 tấn gạo để hỗ trợ ngư dân khắc phục hậu quả do hải sản chết bất thường gây nên.
Bên cạnh đó, tỉnh đề nghị Bộ NNPTNT xem xét, trình Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do hiện tượng hải sản chết bất thường được hưởng hỗ trợ như các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời xem xét có chính sách hỗ trợ lãi vay, hỗ trợ thu mua, trợ giá cho ngư dân không bán được cá khai thác xa bờ hoặc giá giảm do e ngại bị nhiễm độc của thị trường. Về lâu dài, các cơ quan bộ ngành Trung ương cần có phương án bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như môi trường biển trong khu vực bền vững hơn.
Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - động viên bà con ngư dân cần bình tĩnh với những khó khăn trước mắt, chính quyền địa phương sẽ luôn đồng hành và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân vùng biển. Tỉnh sẽ kêu gọi các nhà máy thu mua, ổn định đầu ra cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2015, Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về chế biến hạt điều. Tuy nhiên, khi ở ngôi vị quán quân, ngành điều của Việt Nam vẫn có nhiều khó khăn và thử thách, lọ mọ “gót chân Asin”.
Theo đánh giá của ngành NNPTNT, tới thời điểm này việc lạm dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi đã được hạn chế nhiều, nông dân cũng đã hiểu rõ hơn về tác hại của những độc chất này tới sức khỏe người tiêu dùng nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
Trên 100 năm qua, TP.Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) đã hình thành và phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất hoa kiểng. Nơi đây vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bình chọn là 1 trong 10 làng hoa được yêu thích nhất Việt Nam. Làng hoa Sa Đéc là cái nôi chuyên kinh doanh, sản xuất hoa kiểng có quy mô bậc nhất miền Tây.