Vì sao nên sử dụng probiotic trong nuôi cá da trơn?
Probiotics giúp giảm thiểu một số ảnh hưởng tiêu cực do stress trong quá trình nuôi cá da trơn, đồng thời cải thiện các thông số sản xuất như tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ biến đổi thức ăn.
Xây dựng nghiên cứu
Báo cáo mới đây của các chuyên gia thuộc Quỹ Nghiên cứu cơ bản Nga (RFBR) đã có nhiều phát hiện thú vị khi nuôi cá da trơn Clarias gariepinus – một loại cá trê phi suốt 3 tháng đầu tiên bằng các khẩu phần thử nghiệm. Đặc biệt, suốt thời gian này, cá được cho ăn bổ sung các chế phẩm sinh học chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis.
Mục tiêu của các nhà nghiên cứu nói trên là tìm hiểu probiotics khi được bổ sung vào thức ăn có thể giảm thiểu một số stress sinh học cho cá da trơn nuôi trong môi trường khép kín hay không. Nhóm chuyên gia này đặc biệt chú trọng đến nồng độ cortisol (một chỉ dẫn hormone về mức độ stress tăng dần), hoạt tính kháng ôxy hóa và hình ảnh vi nhân (các chỉ dẫn tế bào của stress).
Ở tỷ lệ bổ sung probiotic trong nuôi cá da trơn như trong thử nghiệm, nhóm chuyên gia nhận thấy những con cá da trơn ăn bổ sung probiotic có nồng độ cortisol thấp hơn 2,5 lần so nhóm cá ăn khẩu phần đối chứng. Cá da trơn trong nhóm này cũng cải thiện rõ rệt về đáp ứng enzyme kháng ôxy hóa. Điều này có nghĩa cá có sức chống chịu tốt hơn trước các yếu tố stress do môi trường. Các thử nghiệm vi nhân cho thấy, mức độ phá hủy tế bào của cá da trơn ở nhóm ăn bổ sung probiotics thấp hơn nhóm cá đối chứng tới 5,7 lần suốt thời gian thử nghiệm.
Cụ thể, trong nghiên cứu, các chuyên gia đã nuôi 2 nhóm cá da trơn trong hệ thống khép kín suốt thời gian thử nghiệm. Nhóm đầu tiên được sử dụng làm đối chứng, ăn thức ăn cân bằng do Coppens sản xuất. Nhóm cá thứ 2 ăn thức ăn tương tự nhưng được bổ sung thêm probiotic Sporothermin theo tỷ lệ 4 g/kg thức ăn. Sporothermin chứa 2 loài phụ của khuẩn bacillus là Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis. Khuẩn này chịu được nhiệt và môi trường axit, do đó chúng được coi là sự lựa chọn lý tưởng để sản xuất chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản. Sau khi thử nghiệm cho ăn kết thúc, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu mô và máu của cá để đo nồng độ cortisol, enzyme kháng ôxy hóa và xây dựng các thử nghiệm vi nhân.
Thông thường, các nhà sản xuất đều muốn giữ nồng độ cortisol ở mức thấp bởi cortisol tăng cao có thể tác động tiêu cực đến các chức năng trao đổi chất trọng yếu như quá trình nguyên phân và làm giảm chất lượng thịt cá. Cortisol cũng là dấu hiệu stress sinh học. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tập trung vào nồng độ enzyme kháng ôxy hóa, đặc biệt là catalase và peroxidase. Nếu những eznyme này tăng thì chứng tỏ cá có sức chống chịu tốt hơn trước các kích ứng ôxy hóa và phá hủy tế bào cũng như biến đổi môi trường trong các điều kiện sản xuất khác nhau.
Kết quả
Thử nghiệm trong phòng lab chỉ ra, cá da trơn trong nhóm đối chứng có nồng độ cortisol trong máu cao hơn 2,8 lần nhóm cá ăn bổ sung probiotic. Nồng độ các enzyme peroxidase và catalase ở nhóm đối chứng cũng thấp hơn hẳn nhóm cá ăn probiotic. Các chuyên gia khẳng định bacillus probiotics kích thích đáp ứng kháng ôxy hóa mạnh mẽ ở cá da trơn, giúp chúng tăng sức chống chịu suốt quá trình sản xuất.
Thử nghiệm vi nhân cho thấy, nhóm cá da trơn đối chứng có mức độ phá hủy tế bào cao hơn. Sporothermin tạo hiệu lực bảo vệ lên nhân tế bào. Mức độ phá hủy tế bào ở cá da trơn ăn probiotic thấp hơn nhóm đối chứng 5,7 lần. Từ đây có thể kết luận, các loài phụ bacillus có trong probiotic đã tái cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của cá da trơn, từ đó cải thiện khả năng chống chịu của vật nuôi trước các thách thức trong quá trình sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Bổ sung các loại khoáng chất, nâng mực nước trong ao, vây lưới quanh hồ, che kín mái các bể nuôi trong nhà, tăng cường sử dụng sục khí, phủ bèo tây mặt ao…
Sử dụng dầu nhuyễn thể giàu astaxanthin trong chế độ ăn của giai đoạn hậu ấu trùng (PL) của tôm thẻ có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất và giảm tỷ lệ chết
Để hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao, người nuôi phải thường xuyên chăm sóc, theo dõi sức khỏe động vật thủy sản để có những biện pháp phòng trị