Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vì Sao Giấc Mơ Cá Cảnh Tiền Giang Chưa Thành?

Vì Sao Giấc Mơ Cá Cảnh Tiền Giang Chưa Thành?
Ngày đăng: 19/03/2014

Hơn 23 năm hình thành và phát triển, nhưng nghề nuôi cá cảnh ở Tiền Giang đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, mặc dù tỉnh có đầy đủ yếu tố cả về thiên thời và địa lợi. Nguyên nhân do đâu?

Thăng trầm…

Nghề nuôi cá cảnh tại Tiền Giang hình thành từ đầu những năm 1980, với một cơ sở chuyên bán cá cảnh tại phường 1 (TP Mỹ Tho), nhưng chỉ vài năm sau đã đóng cửa. Đến năm 1990, nghề sản xuất, kinh doanh cá cảnh được nhen nhóm trở lại với vài hộ quy mô nhỏ.

Điển hình nuôi cá cảnh giai đoạn này là hộ ông Nguyễn Văn Giác ở phường 5 (TP Mỹ Tho) chuyên nuôi cá tàu, lia thia trên diện tích 400m2; hộ ông Lê Văn Đực (cũng ở phường 5) nuôi cá tàu, lia thia, trân châu, chép màu trên diện tích 300m2.

5 năm nay, quy mô cũng như sản lượng của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá cảnh vẫn không có biến động lớn; có cơ sở sản xuất kinh doanh cá cảnh mới hình thành thì cũng có cơ sở hoạt động không hiệu quả phải đóng cửa và hầu hết đều không có kế hoạch mở rộng quy mô.

Hiện, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá cảnh trên địa bàn tỉnh cung cấp cho thị trường hơn 20 loài cá cảnh nhưng chỉ 7 - 8 loài có thị trường tiêu thụ ổn định. Gần đây, cơ cấu các loài cá cảnh đã có chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỷ lệ các loài giá trị cao.

Tuy nhiên, hiện nay các loại cá giá trị thấp vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong số khoảng 3 triệu con cung cấp cho thị trường hằng năm thì các loài cá cảnh có giá trị cao (như cá dĩa, phượng hoàng, cá ba đuôi) chiếm gần 50% (so với 15% năm 2007), còn lại là các loài có giá trị thấp (như cá bảy màu, trân châu, lia thia).

Do đặc thù phân bố nên ở đây chủ yếu nuôi cá cảnh nước ngọt. Đến nay, việc tiêu thụ cá cảnh Tiền Giang chủ yếu vẫn qua thương nhân kinh doanh, xuất khẩu cá cảnh tại TP Hồ Chí Minh.

… và nhiều gian khó

Những khó khăn từ lâu đến nay vẫn chưa giải quyết được. Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh cá cảnh trong tỉnh này đều hình thành tự phát, manh mún, thậm chí cạnh tranh tiêu cực, chưa thống nhất được về một hướng. Đến nay vẫn chưa có tổ chức nào tập hợp được những người nuôi cá cảnh, quy hoạch nuôi cũng chưa được làm thử bao giờ.

Theo kết quả khảo sát, đa phần chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa qua đào tạo bài bản, mà chủ yếu là tự mày mò, rút kinh nghiệm. Mặt khác, tài liệu kỹ thuật về cá cảnh rất hiếm, các lớp dạy nghề nuôi rất thưa thớt, người nuôi gần như chưa được trợ giúp gì về kỹ thuật nuôi, nguồn vốn sản xuất cũng như tiếp cận thị trường.

Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, các mương rạch trong thành phố dần bị thu hẹp, bồi lấp và nhiễm bẩn nên có hơn 2/3 số hộ nuôi cá cảnh đang sử dụng nguồn nước giếng khoan. Chất lượng nước giếng khoan tại TP Mỹ Tho có thể nuôi được nhiều loại cá cảnh nước ngọt nhưng khi muốn cho sinh sản một số loài cá có giá trị cao (như cá dĩa) cần có biện pháp giảm độ cứng.

Trong nuôi cá cảnh, trùn chỉ và trứng nước là hai loại thức ăn chủ lực. Trong đó, nguồn trứng nước đã chủ động sản xuất được trong tỉnh nhưng trùn chỉ thì lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp từ TP Hồ Chí Minh với số lượng có hạn và khan hiếm vào các tháng cuối mùa khô.

Cá cảnh thường mắc các bệnh ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn. Tuy nhiên, khi cá mắc bệnh, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc xử lý nước, rất khó đưa thuốc vào cơ thể cá bằng đường thức ăn, vì cá cảnh có thói quen ăn thức ăn tươi sống. Hơn nữa, việc điều trị bệnh chủ yếu sử dụng kháng sinh trị bệnh cho người bán ở các tiệm thuốc tây để ngâm tắm cá bệnh và các thuốc thú y thủy sản khác chứ chưa có thuốc đặc trị cho cá cảnh.

Giải pháp nào?

Để nghề nuôi cá cảnh ở tỉnh Tiền Giang phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường, Nhà nước cần có quy hoạch vùng nuôi tập trung, gắn tiềm năng với nhu cầu thị trường, từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng và có chính sách hỗ trợ về vốn, tìm kiếm thị trường cho người nuôi.

Cần nhanh chóng xúc tiến thành lập hội cá cảnh để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi; nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm đầu ra ổn định cho cá cảnh.

Mặt khác, các hộ nuôi cá cảnh cần áp dụng một số biện pháp xử lý nước trước khi đưa vào nuôi cá (như lắng lọc nước bằng hệ thống lọc cơ học hay sinh học), để làm sạch và mềm nước, tạo môi trường thích hợp cho sự sinh sản và phát triển nhiều loài cá cảnh giá trị cao.

Đồng thời, nghiên cứu sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên có thể tự sản xuất được (như trứng nước, trùn quế, trùng cỏ, ấu trùng artemia) hay thức ăn viên tổng hợp. Nếu có điều kiện thì nuôi trùn chỉ tại nông hộ để chủ động được nguồn thức ăn và hạn chế mang mầm bệnh cho cá nuôi.

Nhu cầu tiêu thụ cá cảnh rất đa dạng và thường xuyên thay đổi nên việc kịp đáp ứng nhu cầu thị trường là khó. Tuy nhiên, nếu kiên trì gắn bó, chọn những loài có đầu ra ổn định, đầu tư sản xuất theo nhu cầu thị trường… thì đây là nghề sẽ cho thu nhập khá.


Có thể bạn quan tâm

Gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn Gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn

Tình trạng nắng nóng kéo dài liên tục trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, khiến một số diện tích nuôi tôm vụ 2 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

22/07/2015
Triển vọng mới trong phát triển nuôi cá đặc sản Triển vọng mới trong phát triển nuôi cá đặc sản

“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.

22/07/2015
Nghịch cảnh nghề nuôi tôm ở Đông Hải (Quảng Ninh) Nghịch cảnh nghề nuôi tôm ở Đông Hải (Quảng Ninh)

Khi các cánh đồng lúa ở Đông Hải (Tiên Yên - Quảng Ninh) chín vàng, nông dân hồ hởi ra đồng gặt lúa, thì nhiều người nuôi tôm ở xã lại canh cánh nỗi lo mùa tôm “chín”. Với nhiệt độ thời tiết lên đến 40 độ C đã biến nhiều ao đầm nuôi tôm nơi đây thành những chảo nước nóng khổng lồ, luộc chín những con tôm. Đa phần các hộ vội vàng bán tôm non vì sợ dịch...

22/07/2015
Ổn định cuộc sống từ con ốc len Ổn định cuộc sống từ con ốc len

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ khu tái định cư ở ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh chỉ vọn vẹn gần 01ha đất (gồm 0,5ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, còn lại là đất nền nhà và đất trồng cây rừng), cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Oanh Rương gặp rất nhiều khó khăn.

22/07/2015
Bình Định thành lập 369 tổ đội đoàn kết khai thác thủy sản Bình Định thành lập 369 tổ đội đoàn kết khai thác thủy sản

Ngày 19.7, ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết: Đến nay, ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh Bình Định đã thành lập 369 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.424 tàu cá tham gia.

22/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.