Vi bào tử trùng có thể là yếu tố để tôm thẻ chân trắng nhạy cảm hơn
Các dữ liệu cho thấy tôm nuôi công nghiệp đã bị nhiễm vi bào tử trùng (EHP) trước khi bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHNPD) bùng phát. Từ đó người ta nghi ngờ có thể EHP đã tạo điều kiện cho bệnh AHPND và những bệnh vi khuẩn khác phát triển. Để xác định mối liên quan giữa EHP với AHPND và bệnh hoại tử gan tụy tự hoại (SHPN), các nhà nghiên cứu ở Đại học Arizona, Mỹ đã đánh giá yếu tố rủi ro của EHP đối với những bệnh trên.
Tôm bị nhiễm EHP thường đi kèm với bị nhiễm trùng cơ hội do vi khuẩn Vibrio gây ra. Các khoa học đã tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của tôm nhiễm EHP đến hai loại bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra: bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và bệnh hoại tử gan tụy tự hoại (Septic Hepatopancreatic Necrosis - SHPN).
Để xác định ảnh hưởng của EHP đối với AHPND, hai thí nghiệm gây cảm nhiễm độc lập được thực hiện. Nhóm tôm nhiễm EHP (nhóm EHP - AHPND) và nhóm tôm khỏe (AHPND) đã được gây cảm nhiễm với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra bệnh AHPND (mật độ vi khuẩn 2,4 × 105 CFU/ml).
Các kết quả của gây nhiễm thực nghiệm cho thấy nhóm EHP - AHPND có tỷ lệ chết cao hơn (60% và 44%) so với nhóm AHPND (0% và 18%). Các hiệu ứng bệnh lý giữa các nhóm được so sánh trong suốt 12 giờ sau khi gây nhiễm. Có 57% số tôm thuộc nhóm EHP - AHPND có biểu hiện bong tróc và hoại tử gan tụy nghiêm trọng (là những biểu hiện đặc trưng của tôm bị nhiễm bệnh AHPND), trong khi chỉ có 11% tôm thuộc nhóm AHPND có những biểu hiện này.
Điều này cho thấy rằng tôm đã bị nhiễm EHP có độ nhạy cao hơn đối với bệnh AHPND.
Để xác định ảnh hưởng của EHP đối với SHPN, các nhà nghiên cứu đã xem xét mô bệnh học của các mẫu đã được thu thập ở những nơi EHP thường xảy ra; và một nghiên cứu bệnh - chứng (case - control study) đã được tiến hành để xác định mối liên hệ giữa SHPN và EHP.
Các nhà khoa học đã so sánh riêng lẻ từng con tôm có biểu hiện mô bệnh học của SHPN với những con tôm trong cùng một ao mà không có những có biểu hiệu này. Một sự kết hợp mạnh mẽ đã được tìm thấy giữa SHPN và EHP, cho thấy tôm bị bệnh EHP có tính nhạy cảm cao với SHPN.
Những phát hiện này đã gợi ý rằng tôm bị nhiễm EHP là một yếu tố nguy cơ đối với cả bệnh AHPND và bệnh SHPN.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh mắt trắng trên tôm thẻ chân trắng bố mẹ ngày càng phổ biến, tuy nhiên tại VIệt Nam chưa từng có báo cáo về bệnh này.
Bệnh đốm trắng – White spot disease (WSD), được phát hiện từ năm 1993, là một trong những bệnh phổ biến thường gây ra rủi ro rất cao
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) đã gây ra tình trạng họ tôm Penaeid nuôi ở các nước khác nhau ở Đông Nam Á và Mỹ Latinh bị chết với số lượng lớn