Cam
Trang chủ / Cây ăn trái / Cam

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp cây cam sành đạt năng suất cao

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp cây cam sành đạt năng suất cao
Tác giả: Thái Hà
Ngày đăng: 08/12/2017

Mô hình trồng cam sành mới được Sóc Trăng áp dụng gồm hai nội dung chính là: quản lý tổng hợp bệnh vàng lá gân xanh một cách hiệu quả và các kỹ thuật cơ bản để cây đạt năng suất cao và bền vững.

Mô hình trồng cam sành ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ở Sóc Trăng giúp năng suất cam tăng cao. Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã phối hợp cùng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) xây dựng và cải tiến các vườn mô hình trồng cam sành ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Các tiến bộ kỹ thuật mới trong mô hình trồng cam sành gồm hai nội dung chính là: Quản lý tổng hợp bệnh vàng lá gân xanh một cách hiệu quả - một loại bệnh nguy hiểm đã tàn phá các vùng trồng cam trong thời gian qua; các kỹ thuật cơ bản để cây đạt năng suất cao và bền vững.

Mô hình đã thành công trong việc quản lý bệnh vàng lá gân xanh bằng các kỹ thuật gồm: sử dụng cây giống sạch bệnh; trồng xen cây ổi trong vườn cam để xua đuổi rầy chổng cánh (tác nhân truyền bệnh vàng lá gân xanh); trồng cây chắn gió để hạn chế sự xâm nhập rầy chổng cánh vào vườn và che bớt nắng cho cam; trồng cây giống vào thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 dương lịch để “né” rầy; và sử dụng thuốc hóa học an toàn, hợp lý để trừ rầy. Kết quả, các mô hình cải tiến tại huyện Kế Sách đều có tỉ lệ nhiễm bệnh vàng lá gân xanh thấp hơn so với các vườn cam sành canh tác theo tập quán cũ của nông dân.

Nội dung thứ hai được chuyển giao gồm: các kỹ thuật tăng hiệu quả quá trình quang hợp làm tiền đề để đạt năng suất cao, như tỉa cành, tạo tán, bón phân, tưới nước...; các kỹ thuật để cân bằng giữa sinh trưởng và sinh sản như tỉa cành, tỉa chồi, tỉa trái và các kỹ thuật để bộ rễ phát triển tốt, cây khỏe, hạn chế bệnh vàng lá thối rễ như đắp mô, cải tạo đất, bồi bùn, bón phân...

Trong đó, nhất thiết phải cung cấp đủ lượng phân hữu cơ cho cây từ  lúc thiết kế mô đến bón bổ sung hàng năm; việc bồi bùn không dày quá 5 cm. Khảo sát thực tế tại các vườn mô hình vào thời điểm 24 tháng sau khi trồng, cho thấy cây phát triển rất xanh tốt, đường kính tán cây đạt trên 2 mét và tán lá phân bố đều. Năng suất lứa đầu đạt 20 - 30 kg/cây và hứa hẹn năng suất ngày càng cao theo tuổi cây, theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng


Có thể bạn quan tâm

Các nhà khoa học xác nhận những con sâu ăn bả bẫy sên Các nhà khoa học xác nhận những con sâu ăn bả bẫy sên

Giám sát về đêm của các nhà khoa học tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã xác nhận rằng, những con sâu phàm ăn ở Tây Bắc Thái Bình Dương chính là thủ phạmẩn sau sự biến mất của các loại thuốc trừ sâu trên cánh đồng được sử dụng để kiểm soát những con sên tham ăn.

10/05/2016
Lưu ý chăm sóc cây cam trong mùa thu đông Lưu ý chăm sóc cây cam trong mùa thu đông

Vụ thu đông thời tiết khô hanh, cây cam trồng trên diện tích vườn đồi thường hay bị khô hạn do đất dốc nên phải tủ gốc để giảm thiểu sự bốc hơi nước ở gốc.

03/11/2017
Mắc màn cho cây cam, lợi ích nhiều mặt Mắc màn cho cây cam, lợi ích nhiều mặt

Vợ chồng anh Đặng Văn Thắng quyết định mắc màn cho cam - một phương pháp bảo vệ cây trồng mới, đem lại hiệu quả bất ngờ trong sản xuất

10/11/2017