Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Ứng dụng các biện pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Ứng dụng các biện pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch
Tác giả: Nguyễn Bình
Ngày đăng: 19/09/2017

Vụ hè thu 2017, Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên - Huế triển khai mô hình “Ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lý rơm rạ sau thu hoạch” với quy mô 20ha.

Mô hình được bố trí tại các HTX Vinh Thái, Phú Thanh 2, huyện Phú Vang; HTX Siêu Quần, huyện Phong Điền; HTX Phù Nam, thị xã Hương Thủy trên các diện tích lúa khó khăn trong việc xử lý rơm rạ, nhiễm chua phèn.

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp, các mô hình còn sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Trichodesma CNX để xử lý rơm rạ. Kết quả bước đầu được đánh giá tại các hội nghị đầu bờ cho thấy:

- Ruộng sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Trichodesma CNX rơm rạ hoai mục, phân hủy nhanh hơn. Tỉ lệ lúa chết do nghẹt rễ sinh lý lúa mới gieo được hạn chế, do vậy giảm công dặm tỉa. Đặc biệt, chân đất chua phèn mặt nước ruộng trong hơn, ít xuất hiện váng đỏ. Diện tích không được xử lý sau 8 - 10 ngày, thân rơm, rạ hầu như còn nguyên, vẫn còn độ dai, nền ruộng cứng, mặt nước đỏ do phèn, bùn có mùi hôi do khí H2S, SO2… gây ra.

- Trong quá trình sinh trưởng bộ rễ cây lúa trên ruộng có xử lý chế phẩm phát triển mạnh hơn, bám sâu vào đất giúp tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng, do vậy cây lúa có điều kiện sinh trưởng phát triển tốt ngay từ đầu và cho năng suất cao hơn ruộng đối chứng 2 - 3 tạ/ha.

- Về khả năng chống chịu, lúa trong mô hình chống chịu bệnh tốt hơn so với ruộng ngoài mô hình, đặc biệt là bệnh nghẹt rễ sinh lý lúc lúa mới gieo, vàng lá chín sớm lúc lúa gần thu hoạch.

Về hiệu quả kinh tế, nhờ giảm chi phí thu gom rơm sau mỗi vụ thu hoạch, giảm công dặm tỉa và năng suất tăng nên thu nhập, lợi nhuận thu được cao hơn ruộng đối chứng khoảng 2 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, việc xử lý rơm rạ còn mang lại hiệu quả về mặt xã hội như hạn chế việc đốt rơm rạ tràn lan, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính… Việc xử lý rơm rạ trực tiếp ngoài đồng ruộng sẽ tạo ra một nguồn phân hữu cơ thay thế nguồn phân chuồng bị thiếu hụt cung cấp cho cây trồng, góp phần cải tạo và tăng độ phì nhiêu cho đất.


Có thể bạn quan tâm

'Hai Mập' nuôi heo an toàn không bao giờ thua lỗ 'Hai Mập' nuôi heo an toàn không bao giờ thua lỗ

Ngay cả thời điểm thị trường thịt heo không thuận lợi, giá biến động mạnh nhưng nhiều nông hộ chăn nuôi bài bản, lứa sau bù lứa trước vẫn sống khỏe với nghề.

18/09/2017
Chế phẩm giúp tăng năng suất, chất lượng khoai lang Chế phẩm giúp tăng năng suất, chất lượng khoai lang

Bà con cần đặc biệt quan tâm đến giai đoạn cây tạo củ - thời điểm quan trọng bậc nhất trong quá trình sinh trưởng và đóng vai trò quyết định năng suất.

18/09/2017
Nuôi dê sạch thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm Nuôi dê sạch thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm

Nhờ sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, anh Bùi Văn Thảo đã xây dựng thành công mô hình nuôi dê theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm thu 200 triệu

19/09/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.