Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Ủ rơm bằng urê – Vừa cải thiện được chất lượng vừa đáp ứng nhu cầu thức ăn thô

Ủ rơm bằng urê – Vừa cải thiện được chất lượng vừa đáp ứng nhu cầu thức ăn thô
Tác giả: BV
Ngày đăng: 18/01/2019

Mô hình chăn nuôi bò ngày càng mở rộng, vì vậy nhu cầu về lượng thức ăn thô như cỏ tươi, rơm là rất lớn. Ngoài lượng cỏ tươi được trồng và sẵn có từ tự nhiên cũng không đáp ứng đủ nhu cầu cho bò vào mùa nắng.Trong khi đó nguồn rơm rạ sẵn có tại địa phương rất đồi dào nên việc áp dụng phương pháp ủ rơm với urê (phương pháp kiềm hóa rơm) sẽ giúp cho người chăn nuôi khai thác tốt nguồn phụ phẩm này là rất cần thiết.

Ủ rơm bằng urê cho phép bảo quản rơm không bị mốc, không bị tổn thất chất hữu cơ mà còn làm tăng hàm lượng protein thô, tăng tỷ lệ tiêu hóa, giúp bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn rơm không xử lý. Như vậy, phương pháp ủ rơm bằng urê không những cho phép cải thiện chất lượng dinh dưỡng của rơm mà khắc phục được tình trạng thiếu hụt lượng thức ăn thô cho bò trong mùa nắng. Đồng thời việc bảo quản rơm rất đơn giản, dễ làm, phù hợp với trình độ của người nông dân.

Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu:

-Chuẩn bị hố ủ hoặc bể ủ, hoặc tận dụng ô chuồng trống hay ủ trong bao phân, túi nilon (100kg rơm cần 10-12 túi nilon), 1 tấm bạt phủ, lưu ý (nếu là hố ủ thì hố ủ phải chắc, kín, không thấm nước), tùy vào lượng rơm cần ủ mà chọn kích thước cho phù hợp. Thông thường chăn nuôi trong nông hộ số lượng bò ít nên thường sử dụng bao nilon là phù hợp nhất.

- Nếu ủ rơm khô: 100 kg rơm khô + 4 kg u rê + 80 đến 100 lít nước sạch.

- Rơm tươi: 100 kg rơm tươi + 1,5 kg u rê + 1 kg vôi bột.

- Nếu ủ nhiều thì tăng theo tỉ lệ công thức trên.

Cách làm:

Cân 10kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc tấm bạt. Dùng bình ô doa chứa đúng 10 lít nước, cân đúng 0,4kg urê rồi hòa tan vào bình tưới và khuấy, trộn đều đến khi hòa tan hết urê vào nước. Tưới nước đã pha urê vào rơm, cứ 10kg rơm thì tưới 10 lít nước đã hòa với urê, nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6-7 lít nước/10kg rơm, nhưng vẫn hòa đủ 0,4kg urê.

Đảo thật đều để rơm thấm đều urê sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét thật chặt vào túi nilon.

Rải tiếp 10kg rơm, lặp lại các động tác như trên cho đến khi hết rơm thì thôi. Sau khi đầy buộc chặt miệng lại và chuyển sang bao khác.

Cách cho ăn:

Sau 7 đến 10 ngày ủ có thể cho bò ăn, ban đầu cho ăn ít 1-2kg/con/ngày, tập cho bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2-3 ngày sẽ quen rồităng dần lượng ăn lên. Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7-10kg/con.

Rơm ủ từ 3-6 tháng có màu vàng đậm, mềm; có mùi thơm dễ chịu, giúp cho hệ bò tiêu hoá tốt…

Phương pháp bảo quản rơm làm thức ăn cho bò đã giúp nhiều hộ chăn nuôi có nguồn thức ăn dự trữ trong vụ đông, giúp hạ giá thành thức ăn và tăng lợi nhuận trong chăn nuôi bò.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng chuối Già lùn xen trong vườn cao su Mô hình trồng chuối Già lùn xen trong vườn cao su

Trồng chuối Già lùn xen trong vườn cao su ở giai đoạn kiến thiết cơ bản là mô hình sản xuất mới rất có ý nghĩa thực tiễn

18/01/2019
Bệnh hô hấp phức hợp – mối quan ngại cho nhiều nhà chăn nuôi Bệnh hô hấp phức hợp – mối quan ngại cho nhiều nhà chăn nuôi

Bệnh hô hấp phức hợp trên heo đang là mối quan tâm lớn đối với nhiều nhà chăn nuôi, là một trong những bệnh khá quan trọng chiếm tỉ lệ 30-70% so với bệnh khác

18/01/2019
Trồng mãng cầu trái vụ đạt lợi nhuận cao Trồng mãng cầu trái vụ đạt lợi nhuận cao

Dao động từ 20-35 ngàn đồng/kg. Với năng suất đạt hơn 6 tấn/ 1 ha, sau khi trừ chi phí vụ mãng cầu này, anh Nhâm lãi hơn 150 triệu đồng.

18/01/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.