Tỷ phú trồng bưởi ở Bàu Hàm (Đồng Nai)

* Chọn cây trồng đúng
Ông Lầu Mộc Sáng kể: “Từ nhỏ tôi đã theo cha mẹ làm nông. Lớn lên cũng lập nghiệp từ mảnh đất ông cha mẹ để lại. Tôi cũng trải qua giai đoạn thử nghiệm rồi chặt bỏ nhiều loại cây trồng, từ điều, cà phê, tiêu…”. Qua quá trình chọn lọc, ông quyết định gắn bó lâu dài với cây bưởi da xanh ruột hồng.
Theo ông Sáng, thổ nhưỡng vùng đất đá này rất phù hợp cho cây bưởi phát triển. Xét về chất lượng, trái bưởi đất Bàu Hàm này có thể tự hào đứng chung với những vùng đất nổi tiếng có bưởi ngon trên đất Đồng Nai và nhiều tỉnh, thành khác.
Ông Lầu Mộc Sáng giới thiệu vườn bưởi của gia đình.
Dẫn chúng tôi tham quan vườn bưởi bạt ngàn, mỗi cây treo đầy những quả, ông Sáng chia sẻ: “Thời gian đầu, vườn bưởi chưa phát triển mạnh với năng suất cao như bây giờ. Để trồng bưởi giỏi, tôi cần cả quá trình mày mò học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ thực tế lao động”.
Theo ông, là nông dân giỏi làm vườn không chưa đủ mà phải đi chuyên sâu vào từng cây trồng cụ thể. Vườn bưởi của ông đã được 13 năm tuổi thì ông cũng bỏ từng đó thời gian tìm tòi, học hỏi để không ngừng tích lũy kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây trồng này.
Chính vì vậy, có giai đoạn đầu ra của cây bưởi rất khó khăn như khi xuất hiện thông tin ăn bưởi bị ung thư, bưởi rụng đầy vườn vì không bán được nhưng ông Sáng vẫn kiên trì giữ cây trồng này. Và ông đã gặt hái được những mùa quả ngọt vì sự lựa chọn và đầu tư đúng hướng khi những năm gần đây, bưởi da xanh ruột hồng luôn đắt hàng, giá bán giữ ổn định ở mức cao.
* Xây dựng vùng đặc sản bưởi
Thấy cây bưởi cho lợi nhuận cao, không chỉ các con, họ hàng trong gia đình ông mà rất nhiều người dân ở vùng đất này mạnh dạn trồng bưởi. Bàu Hàm được nhiều thương lái biết tiếng cả về sản lượng và chất lượng bưởi da xanh ruột hồng. Ông Sáng dẫn chứng:
“Chỉ riêng vườn bưởi của tôi mỗi đợt rộ mùa thu hoạch có thể cung cấp ra thị trường hàng chục tấn bưởi/lần cắt. Nhiều thương lái về tận vườn đóng hàng đi TP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bến Tre... trong đó có nhiều container hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Có khách hàng về tận vườn tìm nguồn hàng xuất khẩu sang nhiều nước khác”.
Điều lão nông có hơn chục năm gắn bó với cây bưởi này trăn trở là tuy diện tích bưởi ở vùng này tăng nhanh nhưng vẫn làm theo cách tiểu nông, mỗi nhà làm mỗi kiểu.
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lại đòi hỏi sự đồng nhất cả từ hình thức đến chất lượng.
Chỉ xét riêng về yêu cầu đồng đều về trọng lượng, nhà vườn cũng chưa đáp ứng được chứ chưa nói gì đến các tiêu chuẩn cao hơn về các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Và lão nông cả đời gắn bó với đất đai này đang thực hiện ước mơ xây dựng được vùng đặc sản trái bưởi của Bàu Hàm từ chính việc ứng dụng quy trình sản xuất an toàn cho vườn bưởi của gia đình mình.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nghề nuôi ếch Thái ở xã Mỹ Tân (Cái Bè - Tiền Giang) phát triển khá mạnh. Hiện xã có trên 60 hộ nuôi; trong đó, có khoảng 10 hộ vừa nuôi, vừa cung cấp ếch giống. Nhiều hộ khấm khá, có hộ trở nên giàu có từ nghề này cũng như nhờ kết hợp áp dụng mô hình nuôi ếch - cá.

Năm 2003, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre triển khai trồng thực nghiệm cây mía trên vùng đất gò cao bị nhiễm phèn, mặn của xã Bình Thạnh (Thạnh Phú, Bến Tre) với khoảng 2 ha, sau đó, bà con nông dân địa phương thực hiện như một phong trào chuyển đổi cây trồng, bởi cây mía là một cây trồng mới, có hiệu quả thiết thực…

Sau vụ mùa actiso được giá nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, người trồng actiso ở phường 12-Tp.Đà Lạt (nơi có diện tích actiso nhiều nhất Đà Lạt) lại đang phải đối mặt với nguy cơ trắng tay trong mùa vụ năm nay, dù mới chỉ xuống giống từ đầu tháng 5.

Trồng ngô thâm canh mật độ cao (ngô trồng dày) là một biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đơn vị diện tích. Tại Anh Sơn (Nghệ An), mô hình này đã triển khai cho bà con sản xuất hơn 1 năm qua với tổng diện tích gần 250 ha. Từ hiệu quả bước đầu, trồng ngô mật độ cao đang mở hướng phát triển mới cho bà con vùng bãi.

Trước thực trạng dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng cho người dân. Tỉnh Trà Vinh đã xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô 6 ao, tổng diện tích là 22.000m². Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,54 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 611 triệu đồng, người dân và doanh nghiệp đối ứng hơn 933 triệu đồng.