Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Tỷ lệ thay nái và cơ cấu đàn phù hợp theo lứa đẻ

Tỷ lệ thay nái và cơ cấu đàn phù hợp theo lứa đẻ
Tác giả: NCN
Ngày đăng: 14/03/2016

Trong việc quản lý trại heo, nếu việc quản lý thay nái không được chính xác thì cơ cấu nái theo lứa đẻ sẽ không phù hợp khiến lượng con sinh ra, tỷ lệ chuyển sang nuôi thịt, số heo thịt xuất chuồng giảm gây ảnh hưởng tới lợi ích nông trại.

Kế hoạch thay nái mỗi năm ít nhất phải làm 3 lần.

Cần quản lý nái theo từng cá thể, ghi chép vào sổ theo dõi.

Đào thải nái theo tiêu chuẩn của trại.

Từ đó có thể xác định số nái phải nhập thêm cho từng tháng.

Khi lập kế hoạch cần xác định tỷ lệ thay đàn nái dựa vào năng suất thực tế của nái và năng lực của trại.

Theo thống kê, năng suất ổn định đến lứa thứ 6 nhưng từ sau lứa thứ 7 trở đi số lượng heo con đẻ ra, lượng sữa, tỷ lệ chuyển sang nuôi thịt sẽ giảm sút.

Mỗi năm cần lập kế hoạch thay đàn nái với tỷ lệ là 40%

Nếu trại quy mô 100 nái, thì mỗi năm cần số lượng heo hậu bị là 40 con, nếu tính cả 10% bị loại thải thì chúng ta cần đến 44 con hậu bị.

Nếu tỷ lệ thay đàn thấp dưới 30% thì sẽ tiết kiệm được tiền nhập heo giống hậu bị nhưng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới năng suất do nái kém chất lượng nhiều.

Ta phải tính đến những lãng phí về nhân lực, tiền cám cho nái không sinh sản hoặc năng suất thấp gây ảnh hưởng tới hiệu suất của trang thiết bị và tới các nái bình thường khác.

Nếu tỷ lệ thay đàn quá cao trên 50% thì chi phí cho heo hậu bị sẽ gia tăng, việc chọn nái tốt và đào thải theo kế hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn.

Việc nhập heo hậu bị sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Nên tỷ lệ thay đàn khoản 40% là phù hợp.

Cần kiểm tra năng suất theo từng cá thể và đào thải nái có năng suất không tốt.

Theo thống kê, các nguyên nhân đào thải thường tập trung vào các lý do dưới đây: không mang thai (58.6%) năng suất không tốt (12.5%) vấn đề chân (8.6%).

Và để giảm tỷ lệ đào thải do khả năng sinh sản hoặc năng suất thấp, ta cần thực hiện các biện pháp quản lý dinh dưỡng để điều chỉnh thể trạng (BCS), vệ sinh và sát trùng chuồng trại.

Cần lựa chọn hậu bị có chân chắc khỏe và trong giai đoạn nuôi thịt cần cho heo vận động.

Nếu nhìn vào tỷ lệ đào thải theo lứa đẻ thì lứa 1 chiếm 20,3% lứa 7 chiếm 15,6 %, lứa 2 và 3 lần lượt chiếm 14,8% và 11.7%.

Trường hợp nếu đào thải lứa 1 và 2 quá nhiều dẫn đến mất cân bằng trong cơ cấu đàn khiến sau đó năng suất sụt giảm.

Trường hợp này ta cần kiểm tra lại phương pháp quản lí thời kì nuôi thịt.

Sau lứa 7, lý do loại thải chủ yếu là do nái già năng suất sụt giảm.


Có thể bạn quan tâm

Các bước quản lý lợn nái thành công Các bước quản lý lợn nái thành công

Các bước quản lý lợn nái thành công

14/03/2016
Phòng chống tổn thất heo con thời kỳ theo mẹ Phòng chống tổn thất heo con thời kỳ theo mẹ

Phòng chống tổn thất heo con thời kỳ theo mẹ

14/03/2016
Vấn đề dinh dưỡng cho nái Vấn đề dinh dưỡng cho nái

Vấn đề dinh dưỡng cho nái

14/03/2016
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.